Giáo dục ở mỗi quốc gia là sự nghiệp cao quý, người thầy đóng vai trò quan trọng trong việc rèn, dạy tri thức cho những thế hệ tương lai. Người học là thế hệ tương lai của đất nước được trưởng thành giúp ích cho xã hội hay không cũng nhờ sự dạy dỗ của các thầy, cô.

(Ảnh minh họa)

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, coi trọng việc xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục của nước nhà, Người đặc biệt coi trọng vai trò của người thầy, cô giáo trong sự nghiệp trồng người “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Người còn căn dặn: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.

Chúng ta đều biết, lịch sử dân tộc đã bị hàng nghìn năm đô hộ nhưng truyền thống hiếu học, việc gìn giữ nét đẹp, tính uy nghiêm của việc tôn sư trọng đạo, đó là động lực để dân tộc ta cho đến ngày nay không bị đồng hóa, chúng ta vẫn giữ vững được biên cương tổ quốc, giữ được tiếng nói, được những nét văn hóa riêng của con người Việt Nam. Ở thời đại ngày nay khi mà chiến tranh súng đạn để sâm lược một dân tộc dường như chỉ là biện pháp bề nổi nhằm khuất phục quân đội, còn thứ chiến tranh đi trước nó âm ỉ gặm nhấm và làm thay đổi hoặc suy vong của một quốc gia đó chính là cuộc chiến về văn hóa về tư tưởng mà xét cho cùng nó sẽ được châm ngòi, nuôi nấng thông qua phương tiện đó là giáo dục.

Vừa qua trong dịp tổng kết năm học 2022 – 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong bài phát biểu của mình Lãnh đạo Bộ Công an Thượng tướng Lương Tam Quang cũng đã đưa ra một số cảnh báo về “..âm mưu lợi dụng hợp tác quốc tế trong giáo dục tạo ra một nhóm người có quan điểm, tư tưởng không phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước. Hoạt động này đặc biệt lợi dụng tầng lớp học sinh, sinh viên”. Như vậy có thể thấy rằng trong giáo dục đã có những dấu hiệu manh nha về sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”  và sự tác động, móc nối của các thế lực bên ngoài gây nguy cơ mất an ninh quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và điều này thật sự đáng lo ngại. Khi mà thế hệ tương lai của đất nước dần quyên đi những giá trị thiêng liêng, cao cả những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Một thế hệ không được dạy giỗ đầy đủ sẽ không còn hiểu biết gì về lịch sử oai hùng hàng nghìn năm đấu tranh để đánh đổ ách độ hộ của phong kiến, thực dân để gìn giữ và xây dựng đất nước như ngày hôm nay, để rồi du nhập một cách tràn lan, thiếu chọn lọc không kiểm soát những trào lưu văn hóa ngoại lai xa lạ với truyền thống dân tộc. Đáng tiếc hơn là sự việc liên quan đến vấn đề giáo dục lịch sử còn được những người hoạch định giáo dục muốn biến nó thành môn tự chọn, phụ của môn phụ.

Như vậy chắc chắn rằng những cảnh báo của Bộ Công an thực sự đã đến lúc cần phải có sự quan tâm nhìn nhận một cách rõ ràng hơn đối với vấn đề giáo dục ở nước ta, thậm chí rất cần cần phải đưa những kẻ suy thoái, biến chất “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang ẩn nấp dưới những cái mác giáo dục ra ánh sáng, đấu tranh vạch trần bộ mặt của chúng. Để đảm bảo rằng thế hệ tương lai sẽ được sống, được học, được trở thành người có ích cho xã hội góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa như mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn sống.

Hits: 32

Similar Posts