Cuối năm 2022, toàn thế giới xôn xao về sự xuất hiện của một ứng dụng chatbot mới trên nền tảng mạng xã hội với tên gọi ChatGPT. Chỉ năm ngày sau khi xuất hiện, ứng dụng này đạt số lượng người dùng cực ấn tượng với 1 triệu thành viên.
ChatGPT (Chat Generative Pre-trained Transformer) là một chatbot do công ty công nghệ OpenAI phát triển. ChatGPT có thể được hiểu đơn giản là một công cụ sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo). Điểm đặc biệt của AI này nằm ở kỹ thuật diễn giải ngôn ngữ một cách rất tự nhiên cùng với kho “kiến thức” vô cùng lớn mà ChatGPT có được từ bộ dữ liệu huấn luyện ban đầu do OpenAI dựng sẵn (300 tỷ từ).
ChatGPT có thể trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì. Bên cạnh đó, ChatGPT còn có thể làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là cả sửa lỗi trong lập trình. Với những câu trả lời chưa đạt theo đánh giá của người dùng, ChatGPT tiếp nhận liên tục các phản hồi, đánh giá đúng sai của người dùng với từng phiên truy vấn và tiếp tục “tự học” và tinh chỉnh kiến thức của mình. Nhiều người đã sử dụng ChatGPT để làm những việc trên, điều này đã khiến cho AI ngày càng thông minh hơn.
Về bản chất, Chat GPT là một mô hình học ngôn ngữ, được thiết kế để bắt chước cuộc trò chuyện của con người. Nó có thể nhớ những điều người dân đã nói với nó trong quá khứ và có khả năng tự sửa chữa khi sai. Nó có nhiều kiến thức vì được đào tạo trên tất cả các loại văn bản từ internet, chẳng hạn như Wikipedia, bài đăng trên blog, sách và các bài báo học thuật.
Lợi dụng sự phát triển của công nghệ trên, các đối tượng thù địch, phản động đã dùng ChatGPT đặt những câu hỏi về Bác và Đảng, các tổ chức như Đài Á châu Tự do, BBC News Tiếng Việt, Việt Tân… liên tiếp đăng tải, chia sẻ với mục đích dắt mũi dư luận, hướng lái người dân hiểu sai về Đảng, về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những câu hỏi được chúng cố tình đặt ra để hỏi ChatGPT như: “Ai là cha già dân tộc của chúng ta?”; “Ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta?”; “Ai đã cho ta một mùa Xuân đầy ước vọng?”… Với những câu hỏi bị thêm, bớt câu từ hay thiếu địa danh như trên thì câu trả lời của “trí tuệ nhân tạo” ChatGPT đưa ra thường là: “Không có người được chỉ định là cha già dân tộc Việt Nam”; “Không có ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”…
Từ đó, các thế lực thù địch tuyên truyền rằng, ChatGPT là trí tuệ, hiện đại nên đã đưa ra những câu trả lời khách quan, chính xác! Các đối tượng cũng thừa cơ viết bài nói rằng ở Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận, không có quyền tự do báo chí, người dân không dám bày tỏ quan điểm của mình mà phải bắt buộc sử dụng các nguồn dữ liệu duy nhất của Việt Nam đang quy định.
Bài viết xuyên tạc của các đối tượng thù địch về việc cấm Chat GPT và luật an ninh mạng
Tuy nhiên, đây là ứng dụng mới, chưa hoàn thiện và trả lời mang tính số hóa, toán học nên nhiều vấn đề về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, nhất là vấn đề liên quan văn hóa từng dân tộc thì không thể dựa theo ChatGPT. Chưa kể cách hỏi, đặt câu khác nhau, hỏi nhằm “đánh lừa” ChatGPT.
Vì vậy, mỗi chúng ta phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức để có thể sàng lọc được những thông tin chưa chính xác. Trong bối cảnh ChatGPT chưa được chính thức cung cấp tại Việt Nam thì những thông tin mà các thế lực phản động lấy dẫn chứng đưa lên chỉ là thông tin sai sự thật, cố tình làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và văn hóa trên không gian mạng, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta.
Hits: 16