Đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc là nguồn lực nội sinh có ý nghĩa rất quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong thời kỳ hội nhập toàn diện với khu vực và cộng đồng quốc tế. Phát huy những điểm tương đồng, hướng về mục tiêu chung của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế không thể không huy động sức mạnh tiềm năng của đồng bào các dân tộc, đấu tranh chống các thế lực thù địch gây mất đoàn kết dân tộc.

Tại nước ta hiện nay, vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề mà các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá, nhất là các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng xấu thường xuyên lợi dụng vấn đề ngôn ngữ các dân tộc thiểu số để tung tin giả, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kích động sắc tộc, chia rẽ vùng, miền, gây mất ổn định trật tự-an toàn xã hội…; tuyên truyền những luận điệu sai trái, vu cáo Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với đồng bào. Chúng lợi dụng những bất cập trong vấn đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các tộc người ở một vài địa phương, kêu gọi việc cần phải tổ chức hội thảo quốc tế về người dân tộc thiểu số nhằm khơi gợi, kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và ly khai tự trị ở một số tộc người. Nhiều nội dung xuyên tạc đã được chúng đăng tải trên một số tạp chí hải ngoại, mạng xã hội để kêu gọi dư luận quốc tế “lên tiếng” về vấn đề người dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng tích cực ủng hộ một số đối tượng chức sắc cực đoan, đi ngược lại quan điểm của Đảng, Nhà nước để kích động chống đối đối nhân quyền, đòi dân chủ với mục đích xóa bỏ nền độc lập dân tộc mà Nhân dân ta đã tốn bao nhiêu xương máu mới giành được. Đặc biệt, một số đối tượng được hậu thuẫn bởi các tổ chức phản động ở nước ngoài đã sử dụng các đài phát thanh bằng tiếng dân tộc ở hải ngoại, in ấn phát hành các văn hóa phẩm bằng ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc nhằm truyền đạo và lan truyền thông tin chống đối Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Thực tế, từ khi thành lập nước đến nay, chính sách về bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước luôn nhất quán trong công tác chỉ đạo và thực hiện. Điều này được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 cũng như nhiều văn bản pháp luật của Quốc hội và Chính phủ. Tại khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”. Ngoài ra, để bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số được sử dụng tiếng nói của mình khi tham gia tố tụng, pháp luật Việt Nam quy định về việc cho phép người tham gia tố tụng dân sự, hình sự và hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Theo đó trong các trường hợp cần thiết, Tòa án sẽ mời người phiên dịch đến để hỗ trợ. Quy định này vừa mang ý nghĩa chính trị-xã hội, thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, vừa bảo đảm công tác xét xử được chính xác, minh bạch.

(Nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tại địa phương – Ảnh Internet)

 Bên cạnh đó, phong trào “cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, cùng nói tiếng dân tộc” được triển khai rộng rãi. Điều 21 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2009 đề ra yêu cầu: “Dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc”.

Thời gian tới, để tiếp tục phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với việc lợi dụng vấn đề dân tộc thực hiện âm mưu chống phá của các tổ chức, đối tượng phản động, thù địch, mỗi người dân chúng ta cần không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt đường đối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, không để đồng bào bị các đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng và kích động, thu hẹp khoảng cách phát triển vùng, miền; đồng thời thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo tồn, phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hits: 20

Similar Posts