Theo thống kê của một số tổ chức có uy tín trong và ngoài nước thì đến đầu năm 2021, số lượng người dùng internet ở Việt Nam là trên 68,72 triệu người; số người dùng mạng xã hội là 72 triệu người trong đó phần lớn việc truy cập internet và mạng xã hội như facebook, zalo, youtube… hiện nay được thực hiện bởi các thiết bị thông minh, điện thoại di động… Cũng nhờ có internet, mạng xã hội mà các cơ quan, tổ chức có thể nhanh chóng đăng tải, truyền đưa những thông tin, hình ảnh chính thống phản ánh khách quan, kịp thời những sự kiện nóng được dư luận trong xã hội quan tâm, giải quyết các thủ tục hành chính, kênh thông tin liên hệ trực tiếp tiếp nhận phản ánh của người dân thông qua internet, điển hình trong đó là việc Nhà nước đã và đang thực hiện Chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến góp phần đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; ngay cả người dân sử dụng internet, mạng xã hội cũng vừa là người được hưởng thụ những lợi ích từ việc tiếp cận thông tin nhanh chóng, kịp thời đồng thời cũng là một trong những nơi để bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình.
(Ảnh: Từ page Thanh Niên Công Giáo)
Tuy nhiên gần đây trên trang page “Thanh niên Công giáo” một page thường xuyên có những bài viết, đánh giá xuyên tạc chống Đảng, Nhà nươc Việt Nam có bài viết của Phạm Trần cho rằng “mạng xã hội đã tha hóa ĐCSVN” trong bài viết đã tuyên truyền, đưa ra những luận điệu cho rằng Việt Nam sợ “mạng xã hội” hay MXH đã tha hóa ĐCSVN, Nhà nước và Đảng lo sợ mạng xã hội nên đã đưa ra những công cụ pháp lý, những quy tắc như Luật An ninh mạng, quy tắc ứng xử trên mạng xã hội… để khống chế người dân, hạn chế quyền dân chủ của người dân.
Thực tế thì sao, đối với một quốc gia có trên 90 triệu dân, có đến trên 70 triệu người dùng internet và mạng xã hội. Để có được con số này không phải ngẫu nhiên mà nó thể hiện ở đường lối, cơ chế chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước đã tích cực mở cửa hội nhập, khuyến khích sự phát triển của internet mạng xã hội. Giúp người dân có điều kiện tiếp cận nhanh, kịp thời với những thông tin, kiến thức bổ ích từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đã có không ít chứ chưa muốn nói hiện nay, hầu hết các tổ chức cá nhân đã, đang gặt hái được nhiều thành quả khi ứng dụng khoa học công nghệ và tiếp cận thông tin trên mạng, trong đó có cả mạng xã hội. Một điều nữa, cũng bởi là một quốc gia có dân số sử dụng internet, mạng xã hội đông đảo thì đều cần thiết phải có những cơ chế, chính sách pháp luật để giàng buộc giữa quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng đối với lợi ích chung của đất nước, chứ không thể có chuyện tự do vô tổ chức vô pháp vô thiên ai thích làm gì cũng được. Không chỉ có Việt Nam mà Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Úc, Trung Quốc…. đều có những quy định của pháp luật điều chỉnh hành vi của người sử dụng mạng xã hội, nếu nói Việt Nam, hay ĐCSVN sợ mạng xã hội bị tha hóa đến mức phải sử dụng luật để hạn chế quyền dân chủ, vi phạm dân chủ nhân quyền thì đồng nghĩa rằng ngay cả những cường quốc kia cũng sợ mạng xã hội, cũng bị tha hóa bởi mạng xã hội chăng?. Điều này khẳng định chắc chắn một lần nữa rằng quan điểm và luận điệu của Phạm Trần trên page “Thanh niên Công giáo” là sai trái và lạc dòng giữa sự phát triển của xã hội và tệ hơn là chính kẻ này đang bộc lộ mục đích xấu nhắm vào Đảng, Nhà nước Việt Nam, hành động này thực sự đáng lên án và ngay cả trang page “Thanh niên Công giáo” cũng cần phải bị lên án về những bài viết, chia sẻ phản động chống lại Nhà nước, nhân dân Việt Nam.
Hits: 26