Trong những ngày qua, tình hình dịch bệnh Covid 19 ngày càng nguy hiểm, các ổ dịch lớn tại các khu công nghiệp lây lan chóng mặt. Phần lớn những người dương tính đều là các công nhân ở nhiều tỉnh thành khác nhau dẫn đến việc thường xuyên di chuyển khiến cho khi phát hiện nguồn lây nhiễm càng khó kiểm soát, công tác khoanh vùng và truy vết gặp nhiều khó khăn.
Trong công tác phòng chống dịch, không thể phủ nhận tác động tích cực từ các trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Công nghệ 4.0 phủ sóng đến nhiều tầng lớp người dân ở khắp mọi nơi, thông tin được cập nhật nhanh chóng và được truyền tải đến nhiều người trong thời gian ngắn.
Nhưng ngoài những lợi ích to lớn đó, mạng xã hội cũng đem lại những nguồn tin chưa được xác thực, chưa được kiểm chứng bởi các cơ quan chức năng, gây hoang mang dư luận, khiến người dân đứng giữa cả nghìn thông tin nhiễu loạn. Còn nhớ vài ngày trước đây, cả một thành phố hoang mang vì thông tin có 5 ca dương tính với Covid 19. Đâu đâu trên mạng xã hội cũng là những tin tức đồn đoán của những “thầy bói mù xem voi”. Thông tin nào cũng được cho là được đưa ra từ những người thân quen, mới đi “họp khẩn” về, đầy minh chứng khiến cả thành phố một đêm thức trắng… Không những vậy, những thông tin chưa được được công bố, vẫn cần phải xác minh lại được đưa ra từ một số người có chức vụ, có uy tín với người dân… Qua vậy mới thấy, mỗi chúng ta cần phải rút kinh nghiệm nghiêm túc về những phát ngôn của mình trên mạng xã hội, là một người dân có trách nhiệm cũng phải đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. Nhiệt tình đăng tải, chia sẻ, bình luận nhưng “thiếu hiểu biết” thì suy cho cùng cũng là “loạn ngôn”. Biết rằng thông tin nhanh chóng là rất cần thiết, tuy nhiên việc nôn nóng đó chỉ gây la tác hại khôn lường mà thôi. Hãy để việc thông tin đó cho những người có trách nhiệm thông tin đến mọi người dân. Mỗi tỉnh thành đều có Ban chỉ đạo phòng chống Covid 19, đều được có những kênh truyền thông chính xác, nhanh chóng, kịp thời chia sẻ thông tin cần thiết đến người dân. Đừng vì vài việc câu like, câu view hay vì bất cứ lý do gì mà trở thành một “kẻ loạn ngôn” trong thời điểm cả đất nước, Đảng và toàn thể cơ quan chức năng đang gồng mình lên chống dịch. Trách nhiệm của mỗi người dân là lắng nghe truyền thông, lắng nghe những thông tin chính xác và làm tốt các biện pháp phòng chống dịch, tự nâng cao ý thức của bản thân và gia đình.
Những thông tin chưa được xác thực sẽ gây hậu quả lớn
Mong rằng vài lời lẽ trên sẽ thức tỉnh một bộ phận người dùng mạng xã hội hiện nay, để không còn những đêm thức trắng vì những thông tin “loạn ngôn” như thế…
Hits: 11