Mới đây, CPJ – Ủy ban bảo vệ các nhà báo đã công bố một bản phúc trình, trong đó cáo buộc rằng Việt Nam nằm trong 10 nước “kiểm soát báo chí khắt khe nhất trên thế giới”. Thật nực cười khi cái ủy ban này nói rằng Việt Nam “bỏ tù và sách nhiễu các nhà báo cũng như gia đình họ, đồng thời giám sát công nghệ số, kiểm duyệt internet và mạng xã hội”
Xin nói thêm cho những ai chưa rõ là cái ủy ban này cũng đã từng có các hành vi can thiệp công việc nội bộ, đánh giá sai lệch tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Trước đây, CPJ đã trao giải “Tự do báo chí quốc tế” cho những kẻ như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải (tức blogger “Ðiếu cày”) – đối tượng đang phải thụ án tù về tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Không dừng ở đó, CPJ còn gửi thư tới chính quyền Mỹ để đề nghị gây sức ép với Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền… Rõ ràng đây là một tổ chức phi chính phủ độc lập nhưng những kẻ trong CPJ lại biến nó thành công cụ chính trị, phiến diện, thiếu khách quan với Việt Nam.
Một sự thật là, những kẻ chống đối, dâm chủ, phản động như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) thì CPJ lại gọi là “nhà báo” trong khi những kẻ này chỉ lập blog và lảm nhảm trên mạng.
Rõ ràng là ở đây, CPJ rất lập lờ khi xác định khái niệm nhà báo, tráo trở đánh đồng blogger với nhà báo, biến bất kỳ người nào viết và đưa lên mạng thành nhà báo; từ đó cổ vũ, khuyến khích người dân các nước vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 14, Luật Báo chí Việt Nam nêu rõ: “Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc cộng tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”
Vậy thử hỏi những kẻ như Lê Mạnh Hà – kẻ tự xưng là nhà báo tự do, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Văn Hải, Lê Công Định, có được coi là nhà báo hay không? Hay đó chỉ là những kẻ phản động chống Việt Nam mà CPJ gọi họ là “những người bất đồng chính kiến” rồi cáo buộc Việt Nam đe dọa quyền tự do ngôn luận, đánh đồng và xúc phạm những nhà báo chân chính.
Đúng như Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã phát biểu trong buổi họp báo ngày 12/9: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, dựa trên những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam trong báo cáo nói trên. Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản Luật liên quan”. Sự quy chụp của Ủy ban bảo vệ các nhà báo (CPJ) là hoàn toàn vô lý, sai sự thật, khiến dư luận thế giới có cái hiểu sai về tình hình tự do báo ở Việt Nam. Thiết nghĩ cái CPJ này nên thôi ngay việc ra cái báo cáo nhảm nhí này hàng năm đi thì hơn.
Hits: 42