Trong hai ngày 11 và 12/3, tại Geneva, Thụy Sĩ, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã tổ chức Phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982.
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế nhằm đảm bảo các quyền cơ bản và quyền con người theo tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá quốc tế. Và kể từ khi Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia lần thứ hai về việc thực thi Công ước ICCPR năm 2002 đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ và phát huy quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị, điều này được thể hiện rõ ràng trong việc xây dựng và thực thi pháp luật. Bằng chứng là rất nhiều luật quan trọng liên quan trực tiếp đến các quyền dân sự, chính trị đã được ban hành và liên tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhằm mục đích ngày càng ghi nhận đầy đủ các quyền này.
Đặc biệt, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 đã đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức cũng như trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân đối với việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã đạt được những thành quả to lớn khác như: Các tôn giáo ở Việt Nam chung sống hòa hợp, luôn được tôn trọng, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử; Báo chí phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ bảo vệ quyền của người dân, lợi ích của xã hội; Cơ chế tố tụng được bảo đảm theo hướng công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; Các vấn đề pháp lý liên quan hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã được giải quyết, trong đó các cơ quan có chức năng của Việt Nam thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, từng bước hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho người dân…..
Qua phiên đối thoại, Ủy ban Nhân quyền LHQ đã đánh giá cao việc tham gia và đối thoại của đoàn Việt Nam. Các thành viên Ủy ban Nhân quyền đã ghi nhận những kết quả đáng khích lệ của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR, đồng thời tin tưởng rằng với cam kết mạnh mẽ và những nỗ lực không ngừng, Việt Nam tiếp tục bảo vệ và phát huy ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân.
Sự thật là như vậy, nhưng cũng không có gì lạ khi các thế lực phản động, bọn con buôn dân chủ dưới cái mác “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” trong và ngoài nước nhân sự kiện này lại gào lên những luận điệu xuyên tạc về bản báo cáo của Việt Nam. Chúng phủ nhận những kết quả mà Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã nỗ lực đạt được trong gần 20 năm qua, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền nghiêm trọng. Chúng đưa ra những lý lẽ vu cáo, bịa đặt, cho rằng Việt Nam bắt bớ tùy tiện những nhà hoạt động dân chủ, hay việc những tù nhân lương tâm bị giam cầm trong điều kiện bị đánh đập…. Nhưng dù chúng có lý lẽ già mồm đến đâu thì cuối cùng vẫn cứ bị bóc mẽ, bị đưa ra ánh sáng công luận.
Thử hỏi mục đích của chúng là gì? Có phải thực sự là vì mục tiêu dân chủ, nhân quyền? Hay thực chất đằng sau đó là sự hậu thuẫn, giật dây của các thế lực thù địch, phản động, muốn dựa vào các con bài mang tên dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam??? Tin chắc rằng những người dân Việt Nam yêu nước chân chính sẽ có một cái đầu tỉnh táo, khách quan để ghi nhận chính xác những thành tựu về dân chủ, nhân quyền mà đất nước đã đạt được và không để bản thân bị đầu độc bởi những thông tin sai sự thật của đám rận chủ!
Hits: 49