Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động đã triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để phát tán, đăng tải các bài viết, hình ảnh, video clip xuyên tạc chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Chúng tung ra các luận điệu nhằm kích động gây chia rẽ giữa các tôn giáo, giữa người theo và không theo tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kêu gọi ủng hộ các loại “tà đạo, đạo lạ” như Pháp luân công, hội thánh của đức chúa trời mẹ, … khi bị các cơ quan chức năng xử lý thì chúng vu cáo là đàn áp tôn giáo. Mặt khác chúng tác động một số tổ chức quốc tế như Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF),… để thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, gây áp lực đòi sửa đổi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; tìm cách chính trị hóa vấn đề tôn giáo, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số,v.v…

Hình ảnh trang phản động Việt Tân tung video xuyên tạc chính sách tôn giáo ở Việt Nam

Thực tế hoàn toàn ngược lại, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Đồng thời cũng quy định rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm, đó là:

F Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

F Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

F Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

F Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

F Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo).

Qua đây chúng ta thấy rõ mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Mỗi người dân cần thận trọng, cảnh giác, không tin theo, chia sẻ các nội dung xuyên tạc về các vấn đề tôn giáo, tuyệt đối không để các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng chống phá./.

Hits: 8

Similar Posts