Kể từ năm 2018 cho đến nay, cứ vào dịp cuối năm, giới “dân chủ” và đám Việt Tân lại nháo nhào với cái gọi là “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” do Việt Tân khởi xướng. Tiếp nối và duy trì hoạt động, ngày 10/12/2022, tại Tokyo, Đảng bộ Việt Tân Nhật Bản đã tổ chức Lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 mang chủ đề “Bảo Vệ Chủ Quyền Trước Nguy Cơ Trung Quốc” cho Nguyễn Năng Tĩnh. Theo đám Việt Tân thì cá nhân nhận giải sẽ được tôn vinh vì cống hiến cho hoạt động bảo vệ chủ quyền đất nước, đề cao sự hy sinh của các “nhà hoạt động”, kêu gọi sự quan tâm của đồng bào cũng như dư luận quốc tế về các mối đe dọa chủ quyền của Việt Nam. Với luận điệu này của đám Việt Tân, một số người sẽ lầm tưởng đây là một giải thưởng danh giá, vì sự phát triển của con người tuy nhiên về bản chất nó là sự cổ xuý, kích động các cá nhân, tổ chức, lôi kéo các thế lực thù địch vào các hoạt động chống phá Việt Nam chứ không có ý nghĩa gì cao cả, tốt đẹp.

Nhắc đến nhân thân lai lịch Lượng, nhiều người dân tại huyện Yên Thành, Nghệ An đều biết Lê Đình Lượng, sinh ngày 10-12-1965, thường trú tại xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, là thành viên của tổ chức phản động Việt Tân. Do có nhiều hoạt động chống phá Nhà nước và chính quyền nên ngày 24-7-2017, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Nghệ An đã ra lệnh bắt khẩn cấp Lê Đình Lượng để điều tra về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Quá trình điều tra xác định, trong thời gian dài, nhận nhiệm vụ của tổ chức Việt Tân, Lê Đình Lượng đã sử dụng mạng xã hội để theo dõi, đăng tải, chia sẻ, bình luận đồng thời tên này viết nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền cổ xúy, ca ngợi cho Việt Tân; lợi dụng một số sự kiện nhạy cảm để xuyên tạc về tình hình đất nước, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam; gây tâm lý hoài nghi, hoang mang và kích động tư tưởng chống đối, thù địch trong lòng Nhân dân. Với âm mưu và hoạt động chống phá chính quyền quyết liệt, đặc biệt nguy hiểm, diễn ra trong thời gian dài nên Lượng đã bị Tòa án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tuyên phạt 20 năm tù và phạt quản chế 5 năm về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Nhìn lại năm 2021 “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” được trao cho linh mục Đặng Hữu Nam, nguyên giáo xứ Phú Yên (Yên Hoà, Quỳnh Lưu) và xã Mỹ Khánh (Khánh Thành, Yên Thành, Nghệ An). Câu nói chiếc áo không làm nên thầy tu thật là đúng trong trường hợp này, Đặng Hữu Nam mang danh linh mục, tuy nhiên, dưới vỏ bọc là linh mục Nam không hề sống “tốt đời, đẹp đạo”; trong suốt một thời gian dài Nam liên tục kích động giáo dân tham gia các hoạt động biểu tình, tuần hành gây mất trật tự, an ninh trên địa bàn, biến nhà thờ trở thành nơi xuyên tạc tình hình đất nước, nói xấu các cấp chính quyền, kích động bất an và lòng thù hận dân tộc, phỉ báng chính quyền, bóp méo sự thật lịch sử…

Trở lại nhân vật được Việt Tân tung hê trong năm 2022 là Nguyễn Năng Tĩnh sinh năm 1976, tại xóm 1, xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Là con cả trong gia đình có 7 anh em. Sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Năng Tĩnh vào Đắk Lắk lao động tự do. Từ năm 1998-2013, Tĩnh theo học tại Trường Đại học Huế – chuyên ngành sáng tác âm nhạc. Năm 2004 Tĩnh được nhận vào làm giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh Nghệ An; là thầy giáo dạy nhạc đồng thời cũng là người Công giáo sinh hoạt tại Giáo xứ Mỹ Khánh, Quỳnh Lưu, Nghệ An nhưng cũng giống như linh mục Đặng Hữu Nam, Tĩnh đi ngược lại phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”; lợi dụng môi trường giáo dục và bản thân có năng khiếu về âm nhạc, Tĩnh biến giảng đường thành nơi hoạt động chống phá, chuyên tâm sáng tác, tuyên truyền những nội dung phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước như “Việt Nam tôi đâu”, “Xin hỏi anh là ai”, “Trả lại cho dân”… trong sinh viên. Để tìm kiếm sự ủng hộ về tinh thần và vật chất, Tĩnh tham gia nhiều tổ chức có hoạt động chống phá Việt Nam như “Bảo vệ sự sống”, “NoU FC Vinh”, “Quỹ phát triển con người”, “Truyền thông công giáo. Với sự trượt ngã, dấn sâu vào các hoạt động chống phá chính quyền; ngày 20/4/2022, tại Nghệ An, Tòa án nhân dân cấp cao mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Năng Tĩnh phạm tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự. Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử quyết định giữ nguyên hình phạt, tội danh, xử phạt bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù giam và quản chế 05 năm tại địa phương sau khi bị cáo chấp hành xong án phạt tù.

Hình 1, Hình 2: hình ảnh linh mục Đặng Hữu Nam đang tuyên truyền, xuyên tạc, kích động Nhân dân chống phá chính quyền. Hình 3: hình ảnh đối tượng Nguyễn Năng Tĩnh, tại phiên toà xét xử.

Điểm mặt một số gương mặt được trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng gần đây, có thể thấy rằng đối tượng mà giải thưởng này hướng đến toàn là những kẻ có hành vi chống phá đất nước, chống phá chế độ, vi phạm pháp luật Việt Nam. Việc vinh danh các đối tượng chống phá là âm mưu tạo thanh thế, danh tiếng cũng như hỗ trợ về vật chất cho các “nhà dân chủ”, cổ xúy hoạt động vi phạm pháp luật, kích động, lôi kéo các đối tượng khác tiếp tục hoạt động chống phá chính quyền; âm mưu biến những kẻ chống phá đất nước thành người lương thiện, cống hiến cho đất nước. Việc Việt Nam trúng cử trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 đã chứng minh những thành tựu nhân quyền mà Việt Nam đạt được; vì vậy, chúng ta phải tỉnh táo nhận diện “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” do tổ chức khủng bố Việt Tân khởi xướng thực chất là âm mưu, hoạt động chống phá của tổ chức khủng bố Việt Tân với những luận điệu lệch lạc được tung ra để lừa mị người dân, phá rối an ninh, kích động bạo loạn, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.

Hits: 15

Similar Posts