Nói thì xa xôi, rộng lớn lắm nhưng thực tế thì nhiều kẻ đang lợi dụng vấn đề tự do ngôn luận trên môi trường không gian mạng để tạo ra dư luận tiêu cực, chống phá chế độ nó đang diễn ra hàng ngày mà nhiều trong số những người đang ngày ngày lướt mạng không nhận ra nó, không đấu tranh với nó.
(Ảnh minh họa)
Tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp lý mà mỗi người nên hiểu đó là theo Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948, Công ước nhân quyền Châu Âu năm 1953, Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đều khẳng định về tự do ngôn luận và nhấn mạnh rằng tự do ngôn luận là tự do trong giới hạn của đạo đức và luật pháp, nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự, đời tư của người khác, bảo vệ bí mật kinh doanh chống kỳ thị, phân biệt, đối xử, chống kích động bạo lực, chiến tranh, chống chỉ trích, phê phán chính quyền trong đó đặc biệt nêu rõ việc chống kích động chiến tranh, bạo loạn đe doạ đến an ninh trật tự. Do đó trên cơ sở luật pháp và tình hình của mỗi nước đã cụ thể hoá những điều trên thành những quy định rõ ràng trong hệ thống luật pháp quốc gia để quản lý, điều hành đất nước. Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam cũng ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ các quyền của con người phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời cũng nêu rõ ràng “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật… – Điều 14 Hiến pháp” và “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân – Điều 15 Hiến pháp”. Có thể thấy bất kể chế độ chính trị, nhà nước nào đi chăng nữa không thể có thứ tự do ngôn luận “tuyệt đối”, những thứ mà một số kẻ đang cố tình lợi dụng và ảo tưởng rằng bản thân sẽ có quyền tuyệt đối trong ngôn luận để sử dụng vào những mục đích vi phạm pháp luật, kích động bất ổn trong nhân dân, chống chính quyền đều có thể bị xử lý trước pháp luật. Cụ thể thời gian vừa qua lợi dụng việc cơ quan chức năng xử lý một số vụ án lớn, một số cán bộ cấp cao, doanh nhân, người làm ăn kinh tế trong một số công ty có tiếng bị đưa ra xử lý trước pháp luật thì một số cá nhân đã không ngừng lợi dụng mạng xã hội, internet để chia sẻ, bình luận những thông tin tiêu cực, trái chiều thậm chí là xuyên tạc rõ ràng về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chuyên môn. Tuy một số cá nhân cũng đã bị nhắc nhở, xử lý nhưng cũng còn không ít đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị và những kẻ đang nhầm tưởng về quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân vẫn còn có tư tưởng cho rằng bản thân có quyền tuyệt đối để bình luận, chia sẻ những thông tin không chính xác, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau trong đó có cả những ý đồ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân điều này sẽ dẫn đến việc có thể họ sẽ bị xử lý trước pháp luật khi mà cơ quan chức năng điều tra làm rõ thông tin.
Do đó mỗi cá nhân, trước hết là công dân Việt Nam cần nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân trước những vấn đề xảy ra trong xã hội. Cần có sự tìm hiểu, khai thác thông tin một cách khách quan, chính thống và có kiểm chứng. Để đảm bảo việc sử dụng quyền tự do ngôn luận của bản thân trong khôn khổ pháp luật cho phép đồng thời có những cách đánh giá, hoặc đấu tranh với những biểu hiện, hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật.
Hits: 44