Như chúng ta đã biết vào ngày 7/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về Vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện. Cũng từ đó lấy ngày 07/4 hằng năm là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện.
Nhiều chiến dịch, sự kiện hiến máu lớn, tạo dấu ấn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hiến máu đã được nhiều địa phương trên cả nước hưởng ứng và tổ chức vào các thời điểm khác nhau như: Chiến dịch Vận động hiến máu dịp Tết và Lễ hội Xuân hồng, chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” và Hành trình Đỏ, Chủ nhật Đỏ, Ngày Quốc tế người hiến máu 14/6… Chỉ tính riêng năm 2018, cả nước đã vận động và tiếp nhận được 1.336.842 đơn vị máu (quy đổi về thể tích 250ml là 1.576.933 đơn vị máu), tương đương với khoảng 1,68% dân số tham gia hiến máu.
Ấy thế mà cái trang việt tân trên facebook kém hiểu biết kia lại cho rằng chúng ta mang máu mang đi bán cho nước ngoài để lấy tiền là “trái với đạo đức, trái lương tâm”, hiến máu không vì mục đích cứu người mà là nguồn lợi kiếm cho Bộ Y tế, cho Chính phủ, “chảy vào túi” quan chức,…
Và thực tế đã chứng minh cho thấy chúng kém hiểu biết như thế nào.
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin về máu và huyết tương:
Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các axit amin, lipid, hormone) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.
Huyết tương là một trong hai thành phần chính của mô máu, là dịch chứa các thành phần vô hình và hòa tan rất nhiều protein, hormone và các chất khác.
Một đơn vị máu sau khi tiếp nhận về sẽ phải thực hiện công đoạn tách ra làm gồm 3 phần: hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương. Trong đó, hồng cầu là thứ cần dùng nhiều nhất trong điều trị tất cả các bệnh. Thiếu máu thì phải truyền hồng cầu, không thể truyền huyết tương. Huyết tương thì ít sử dụng hơn và thời gian lưu trữ dài khoảng 2 năm. Cho nên, khi đưa các tế bào máu quay trở lại để truyền cho bệnh nhân, phần huyết tương nhiều khi sử dụng không hết, bỏ đi thì rất là phí.
Ở các quốc gia phát triển, họ tận dụng nguồn này để sản xuất ra các chế phẩm immunoglobulin miễn dịch cũng như các yếu tố đông máu khác nhằm phục vụ lại cho những người bệnh cần truyền những yếu tố này.
Hiện nay khi ngân hàng máu của nước ta đã đạt chuẩn GMP thì có thể xuất khẩu huyết tương qua nước ngoài để họ “chế biến” thay, qua đó sẽ giảm được rất nhiều chi phí khi mua trực tiếp toàn bộ từ nước ngoài về.
Mặt khác, nguyên tắc sử dụng huyết tương trên thế giới là huyết tương của nước nào thì nước đó sử dụng. Bởi vì, huyết tương dù có xử lý tốt đến đâu cũng không thể đảm bảo 100% không còn bệnh truyền nhiễm. Khi nước ta gửi huyết tương ra nước ngoài như thế nào thì họ sẽ chuyển lại chế phẩm đó cho Việt Nam. Họ sẽ không dám sử dụng huyết tương của Việt Nam cho người dân của họ vì vấn đề an toàn và trách nhiệm pháp lý.
Một chương trình hiến máu tình nguyện với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân
Thử hỏi, mấy ông bà đăng bài này và những người bình luận “không não” kia đã tự nguyện hiến máu lần nào chưa, đã giúp ích gì được cho xã hội chưa mà suốt ngày cào phím lên tiếng “anh hùng” cứu nhân dân khỏi cuộc sống khổ cực.
Bản thân tôi đã từng đi hiến 6 lần rồi, tuy không phải là nhiều nhưng những lần đi hiến máu, suy nghĩ của tôi trước hết là cứu người bệnh đang cần những giọt máu ấm áp và đầy tình nghĩa này, sau đó là sự cần thiết cho gia đình, cho người thân. Mỗi người tình nguyện chia sẻ một ít thì nhiều người sẽ thành một ngân hàng máu lớn cho đất nước. Hãy tích cực từ những hành động nhỏ nhất. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!
Hits: 33