Thời gian qua, một số vụ việc khiếu kiện tuy đã được các cấp giải quyết nhiều lần; nhiều vụ việc đã được Tòa án có thẩm quyền xét xử, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu kiện đến nhiều nơi, nhiều cấp không đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Lợi dụng khó khăn về đời sống, một số khuyết điểm trong thực hiện chính các chủ trương về đầu tư, phát triển kinh tế, quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, các thế lực thù địch, bọn “dân chủ cuội” đã tìm cách móc nối, lôi kéo, dụ dỗ những người dân tham gia khiếu kiện tham gia vào các hoạt động tụ tập đông người, kích động biểu tình gây mất ANTT. Các tổ chức hội, nhóm phản động, số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng các diễn đàn, hội nghị, viết bài vu cáo, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, chính sách đền bù trong giải phóng mặt bằng và các vấn đề an sinh xã hội để thực hiện ý đồ đen tối của chúng là chống phá cách mạng nước ta.

Thủ đoạn lợi dụng “dân oan khiếu kiện” để chống phá cách mạng Việt Nam là cách làm, các biện pháp xảo trá, lừa lọc, có bản chất xấu xa của các thế lực thù địch nhưng được che đậy, bao bọc một cách           tinh vi, làm cho người ta tin và làm theo. Vỏ bọc che đậy cho các hành vi, thủ đoạn xấu xa mà các thế lực thù địch thường dựa vào là các chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”, “tham nhũng”, những vấn đề do lịch sử để lại và những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân hay thiếu sót trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã trong thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước ở các địa phương. Các thủ đoạn phổ biến của chúng là đi đến những địa phương có người dân đang khiếu kiện, hứa hẹn giúp đỡ “đòi công bằng”, giúp gửi đơn ra các cơ quan Trung ương; xúi giục người dân làm băng rôn, khẩu hiệu, tụ tập đông người kéo đến các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp để gây sức ép với chính quyền, đóng vai người bảo vệ quyền lợi cho các hộ dân để thực hiện các bài “phỏng vấn” lồng ghép các nội dung xấu, bôi nhọ chính quyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sau đó đưa lên các trang mạng xã hội cung cấp thông tin sai lệch cho bọn phản động lấy cớ vu cáo, chống Đảng và Nhà nước ta. Có thể kể đến một số vụ việc như:

Trang tin của tổ chức khủng bố Việt Tân, Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài RFA, RFI hay trang Tiếng dân TV đã xuyên tạc rằng, những người bị bắt giữ đều là những “dân oan đấu tranh cho quyền sở hữu đất đai chính đáng cho bản thân họ và cộng đồng dân cư mà họ sinh sống đã bị nhà cầm quyền cưỡng đoạt từ nhiều năm qua”. Những bài viết trên đã đánh tráo hành vi phạm pháp của các đối tượng rồi tâng bốc như những người hùng. Ba mẹ con bà Cấn Thị Thêu trở thành biểu tượng đấu tranh cho cộng đồng dân oan Dương Nội nói riêng và phong trào đòi dân chủ và chống độc tài, cường quyền ở Việt Nam nói chung trong nhiều năm qua. Những người còn lại là Nguyễn Thị Tâm cũng là một dân oan Dương Nội, Vũ Tiến Chi ở Lâm Đồng, Nguyễn Thị Cẩm Thúy ở Khánh Hòa, Lê Đình Kình và tổ “Đồng thuận” ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.

Qua những bài viết trên các trang mạng thù địch, phản động cho thấy, kịch bản cũ được lặp lại vẫn là chiêu thức đánh tráo bản chất, mặc nhiên coi những đối tượng phạm pháp trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thành nhà hoạt động cải cách, dân chủ, đấu tranh vì dân oan…

Chính những đối tượng như Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm, Lê Đình Kình trong quá trình hoạt động chống phá cũng thường được hậu thuẫn từ bên ngoài, các trang mạng thù địch tung hô, biến họ thành những con rối, ngông cuồng, thách thức luật pháp. Như trường hợp Cấn Thị Thêu, đây là lần thứ ba bị bắt giữ theo tố tụng để điều tra, xét xử. Cấn Thị Thêu mang 2 tiền án, cùng hành vi kích động, tuyên truyền chống phá Nhà nước.

Pháp luật cho phép người dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị qua đơn thư gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền thụ lý giải quyết; nếu người dân thấy chưa thỏa đáng thì có thể tiếp tục khiếu kiện lên cấp trên hoặc khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi cần tìm hiểu, tư vấn về pháp luật liên quan đến khiếu kiện, người dân nên đến các trung tâm hỗ trợ pháp lý, các văn phòng luật sư, cán bộ tư pháp… để được hướng dẫn thực hiện các quyền của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo hộ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân, gia đình. Người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phân biệt rõ giới hạn của quyền khiếu kiện, đấu tranh với những hành vi sai trái, bảo vệ quyền lợi của mình nhưng phải đúng quy định và với tinh thần thượng tôn pháp luật, nếu không có thể vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch và phần tử xấu chống phá chính quyền và sẽ chịu sự chế tài của pháp luật.

Hits: 33

Similar Posts