Sáng 27/6, tiếp tục kỳ họp 7 khóa XV, Quốc hội thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với 388/450 đại biểu tán thành (chiếm 92,59%). Trong đó 92,18% đại biểu Quốc hội tán thành với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Trên cơ sở ý kiến của đa số đại biểu nhất trí quy định này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp tục thực hiện quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung giao cho Bộ Y tế quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu để làm căn cứ xác định trường hợp có nồng độ cồn do sử dụng rượu, bia hay đồ uống có cồn khác. Điều này có nghĩa, nồng độ cồn bị cấm tuyệt đối khi tài xế điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, không phân biệt loại phương tiện. Trên thực tế, cấm tuyệt đối nồng độ cồn không phải nội dung mới, mà được kế thừa từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, đồng thời cũng thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Cũng trong thời gian qua các thế lực thù địch, các đối tượng xấu, nhiều người thiếu hiểu biết đã không ngừng phủ nhận những kết qua trên nên đã xuyên tạc, lồng ghép các luận điệu thù địch, ý đồ xấu, đi ngược lại với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước bằng cách đăng tải, chia sẻ, liketrên các trang mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước. Cùng với đó, vẫn có một số ý kiến, quan điểm cho rằng việc xử lý vi phạm nồng độ cồn sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch và sản xuất rượu, bia.
(Ảnh nguồn Internet)
Chúng ta cần biết rượu, bia là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh, làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất điều kiện vận động, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cũng chính vì sử dụng, rượu bia dẫn đến say xỉn, không có khả năng xử lý tình huống, nhiều người đã vô tình gây ra những tai nạn thương tâm cho người tham gia giao thông và chính bản thân mình, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Nhiều trường hợp từ những cuộc tụ tập nhậu nhẹt dẫn đến tranh cãi, mâu thuẫn hò hét ẩu đả, đánh nhau gây án mạng, uống rượu bia say về đánh chửi vợ con gây bạo lực gia đình, mất ANTT khu vực sinh sống.
Theo thống kê năm 2023, toàn quốc đã xử lý hơn 696.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, chiếm 23% so với tổng số vi phạm trật tự an toàn giao thông. Còn theo Bộ Y tế, nước ta đứng thứ 02 khu vực Đông Nam Á, thứ 10 Châu Á và 29 thế giới về tiêu thụ rượu, bia. Những dịp trước trong và sau Tết tình trạng sử dụng rượu, bia có chiều hướng gia tăng, kéo theo nguy cơ tai nạn giao thông.
Thực tế cho thấy từ khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến nay, trong đó lực lượng Cảnh sát giao thông là nòng cốt đã chứng minh hiệu quả rõ rệt, số lượng người chết và bị thương do người điều khiển giao thông do sử dụng rượu, bia đã giảm mạnh. Cần phân biệt rõ Việt Nam không cấm người dân sử dụng rượu, bia và chất có cồn khác, mà là “cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông”. Vấn đề ở đây là sử dụng rượu, bia thế nào để nhu cầu cá nhân không trở thành hậu họa cho chính cá nhân người sử dụng cũng như cộng đồng. Còn dưới góc độ kinh tế, việc sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp ngành rượu, bia, một ngành kinh tế có những đóng góp nhất định về kinh tế và an sinh xã hội đã và đang được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết bằng các giải pháp bền vững. Không hề có chuyện pháp luật “vi phạm quyền tự do cá nhân” như một số luồng ý kiến mang tính cơ hội chủ nghĩa xuyên tạc quy định cấm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.
Thời gian tới người dân cần nâng cao ý thức, tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc về “Cấm nồng độ cồn khi tham gia giao thông”, tất cả mọi người đều phải đồng thuận, chia sẻ những lợi ích hợp pháp và sự cần thiết của quy định. Hãy cùng nhau bảo vệ sự an toàn cho chính bản thân, gia đình, và cho cộng đồng.
Hits: 17