Vừa qua trên fanpage của minh, Việt Tân đã có một “tít” với tựa đề là suy ngẫm, vậy cái mà Việt Tân suy ngẫm ở đây là gì? Nó không phải là suy ngẫm về một âm mưu chống phá, nó không phải là một suy ngẫm về những thất bại của mình mà đó là những suy ngẫm về gặm nhấm quá khứ, với tựa đề trên,Vịt Tần, đã ngồi suy diễn về Việt Nam sau 47 năm độc lập với những số liệu “minh chứng” về tình trạng thất nghiệp và mức sống của người dân Việt Nam, thật lạ thay những kẻ “khát nước” 47 năm từ một nơi cách xa Việt Nam hơn nửa vòng trái đất lại không đưa ra một lập luận chặt chẽ, một minh chứng rõ ràng, một so sánh cụ thể giữa Việt Nam với bất kỳ một quốc gia nào khác mà lại ngồi suy diễn và gặm nhấm về ký ức một thời “hòn ngọc viễn đông” mà thực chất đó chỉ là một xã hội phồn hoa giả tạo, một nền kinh tế sống dưới sự viện trợ của Hoa Kỳ.
Vậy sự thật một người đi làm nuôi cả nhà dưới thời Mỹ xâm lược Việt Nam mà Vịt Tần ca ngợi đó như nào?
Theo các con số thống kê chính thức của Mỹ, trong 21 năm (từ năm 1954 – 1975), viện trợ của Mỹ dành cho miền Nam Việt Nam hơn 26 tỷ đôla. Ngoài số tiền viện trợ cho ngụy quân và ngụy quyền, Mỹ đã trực tiếp đưa cả quân đội, các bộ máy quân sự, dân sự vào miền Nam. Nếu tính tất cả các loại chi phí, trong hơn 20 năm đó, Mỹ đã bỏ vào Việt Nam khoảng hơn 160 tỷ đôla. Mục Xã luận, tờ New York Times ngày 12/2/1950 viết: “Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn. Nơi đó có thể xuất khẩu thiếc, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu và da thuộc”.Tổng thống Mỹ Eisenhower (nhiệm kỳ 1953-1961) trong diễn văn đọc ngày 4-8-1953 tại Seatle nói: “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc và vonfram mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa”.
Đầu tư là sự khai thác dài hạn ở trình độ cao. Thế nhưng, trong các dự án phát triển kinh tế của miền Nam Việt Nam, Mỹ luôn đưa ra các dự kiến để khả năng thu hồi vốn đầu tư một cách nhanh chóng. Có thể nêu một thí dụ: Trong Kế hoạch sông Mê Công riêng về thủy điện dự tính xây dựng cơ bản hết 1.300 triệu đôla. Nếu được hoàn thành, mỗi năm sẽ lãi 300 triệu đôla. Khi có điện, chỉ riêng đẩy mạnh khai khoáng hàng năm cũng thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đôla nữa. Vì vậy, Mỹ đã “tự nguyện” đóng góp 1 tỷ đôla cho kế hoạch này. Để nắm độc quyền đầu tư, ngay từ năm 1961 Mỹ đã yêu cầu Ngô Đình Diệm ký bản cam kết ưu đãi đầu tư của Mỹ, gọi là “Hiệp ước thân hữu và liên lạc kinh tế Việt-Mỹ”. Trong Hiệp ước này, Diệm bảo đảm cho tư bản đầu tư của Mỹ được thuận lợi trong mọi ngành kinh tế, về mọi mặt-trong việc mua đất đai, nguyên liệu, sử dụng các phương tiện công ích, thuê nhân công, chuyển lãi hàng năm về nước, có hiệp đồng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra, hứa sẽ không quốc hữu hóa trong một thời gian dài…Trong thời gian chiến tranh nếu tính theo đầu người thì mỗi người dân Việt Nam mỗi năm tiêu xài gần hai ngàn đôla của Mỹ. Nhưng theo chính sự tính toán của các cơ quan nghiên cứu Mỹ, thì thu nhập thực tế của mỗi người dân Việt Nam chỉ vào khoảng trên dưới một trăm đôla. Nói đúng ra, trong số hàng trăm tỷ đôla hàng hóa mà Mỹ đổ vào miền Nam Việt Nam, chỉ có một phần rất nhỏ là những thứ hữu ích cho con người. Còn phần lớn là những hàng hóa để phục vụ chiến tranh. Viện trợ của Mỹ là để phục vụ cho chiến tranh. Điều đó dẫn đến hơn 1 triệu quân lính có “công ăn việc làm”, có thu nhập, nhưng lại là những không sản xuất, không sáng tạo ra của cải gì cả. Khoảng 4 đến 5 triệu người thân như: Vợ, con, cha, mẹ của hơn một triệu quân lính này cũng được hưởng một phần thu nhập đó. Trong một phần đất nước chưa đầy 20 triệu dân, mà nền sản xuất còn chưa đủ thức ăn và đồ dùng tối thiểu cho số dân đó, lại có thể tách ra được hơn một triệu người lao động chính cùng 4-5 triệu người trong gia đình họ chỉ sống nhờ vào nghề cầm súng, một nghề phi sản xuất nhất trong những nghề phi sản xuất. Đó là “kỷ lục” trên thế giới, là sự nghịch lý.
Vậy hiện tại Việt Nam như nào sau 47 năm thống nhất. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 3,8% năm 2020. Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng trưởng GDP giảm 2,6% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus Sars-CoV-2 và phục hồi lên 7,5% vào năm 2022 và dự kiến là 6,7% vào năm 2023. Với tỉ lệ tăng trưởng ở mức 2,5% đến 3,5% mỗi năm trong suốt 30 năm qua, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Năm 2020 nông nghiệp đóng góp 14% cho GDP và 38% việc làm, năm 2021 xuất khẩu đạt hơn 48 tỷ USD giữa thời điểm đại dịch COVID-19. Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,45 năm 2020. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, Google, Temasek và Bain & Company công bố trong báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ bảy” với chủ đề “Vượt qua sóng cả, vươn mình ra biển cơ hội”, cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Báo cáo cho thấy nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ đô la Mỹ trong năm 2021 lên 23 tỷ đô la Mỹ, nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Stephanie, Phó chủ tịch Google châu Á Thái Bình Dương, Phụ trách khu vực Đông Nam Á nhận định: “Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm nay với nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển nhanh nhất và thương mại điện tử có tốc độ tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Bất chấp những khó khăn hiện tại trên toàn cầu và khu vực, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam đang trên đà chạm mức 50 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Lực lượng lao động nội địa chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và sự thâm nhập ngày càng tăng của dịch vụ số hóa ở các khu vực thành thị và nông thôn, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển kỹ thuật số của Việt Nam trong tương lai. Nhận thức ngày càng cao xoay quanh các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị sẽ giúp Việt Nam và khu vực Đông Nam Á xây dựng một kế hoạch tăng trưởng bền vững cho thập kỷ kỹ thuật số”.
Sự phát triển của ngành công nghiệp, thương mại cả nước nói chung và miền Nam nói riêng còn được thể hiện bằng việc đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, tình hình chính trị ổn định. Trên đà thắng lợi đó, toàn Đảng, toàn dân đang không ngừng nỗ lực, đưa ra nhiều kế sách để phấn đấu đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Từ những nhận xét khách quan của các tổ chức uy tín trên thế giới, sự công nhận của các nước, chúng ta có thể thấy Việt Nam hiện nay đang không ngừng phát triển toàn diện về các mặt kinh tế, xã hội, vị thế chính trị trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, đó là chính là lý do để một bộ phận “khát nước” suốt 47 năm qua luôn cay cú và tìm mọi cách để suy diễn, xuyên tạc nhằm làm mất lòng tin của người dân với Đảng, với đất nước.
Hits: 13