Phần II: Những hành động coi thường luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Trong thời điểm cả thế giới đang tập trung hết sức lực chống dịch bệnh SAR-CoV-2, thì Trung Quốc cơ hội này đã thực hiện những hành động phi lý trên Biển Đông – Thành lập “Khu Tây Sa” và “Khi Nam Sa” trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Hành động gần đây này cho thấy sự coi thường pháp luật quốc tế, âm mưu ý đồ chiếm trọn Biển Đông của đất nước lãng giềng to lớn mang tên Trung Quốc.
Như chúng ta đã biết, sự quan trọng của Biển Đông không chỉ là chủ quyền cho mỗi quốc gia mà nó còn mang lại lợi ích thật sự to lớn về kinh tế với nguồn tài nguyên dồi dào, khai thác hải sản, tiềm năng du lịch biển, sự thông thương hàng hóa… Bên cạnh đó, Biển Đông cũng là vùng có vị trí quan trọng liên quan quốc phòng – an ninh trong khu vực và trên thế giới. Do vậy mà Trung Quốc luôn có ý đồ xâm chiếm toàn bộ Biển Đông trong suốt thời gian qua.
Đá Chữ Thập bị Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông
Ngày 01/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào khu vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 02/5/2014, giàn khoan được Trung Quốc đưa đến tọa độ 15°29′58″B 111°12′1″Đ, cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía Nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phíaĐ. Đảo Tri Tôn cũng như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc kiểm soát từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với Việt Nam Cộng hòa. Ngày 27/5/2014, Trung Quốc di chuyển giàn khoan HD981 về hướng Đông Bắc đến vị trị mới. Đến 10h sáng ngày 27/5, giàn khoan được neo tại tọa độ 15°33′38″B 111°35′2″Đ, cách đảo Tri Tôn 25 hải lý về phía Đông-Đông nam, cách vị trí cũ 23 hải lý về phía Đông-Đông Bắc và cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý. Tại vị trí này Trung Quốc sẽ bắt đầu thăm dò giai đoạn 2.
Năm 2019, Trung Quốc đã cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vùng biển của Việt Nam hơn 100 ngày. Trong năm này, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Malaysia, Philippines. Vào cuối 2019 đầu 2020, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Indonesia. Đầu tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.
Bên cạnh việc duy trì số lượng hải quân, hải cảnh, tàu csa, tàu tân binh ở khắp biển Đông và tiếp tục bồi đắp ở Hoàng Sa, Trung Quốc còn điều tàu khảo sát Hải Dương 719 tới hoạt động ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, có thời điểm vượt ra ngoài phạm vi kế hoạch công bố. Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cường giám sát hoạt động của Việt Nam, Philippine, Malaysia ở Biển Đông và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Trong khi Nhóm tàu HD8 đang được các nước trong khu vực và quốc tế theo dõi sát khi tiến hành khảo sát khu vực gần vùng biển của Malaysia thì ngày 18/4/2020, nước này lại có hành động vi phạm chủ quyền của các nước khi Bộ Dân chính Trung Quốc ngang nhiên thông báo Quốc Vụ viện nước này vừa phê chuẩn thành lập cái gọi là “Khu Tây Sa” và “Khu Nam Sa” trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đều là những hành động phi lý, không tuân thủ luật pháp quốc tế và không được đất nước, tổ chức quốc tế nào công nhận cả.
…
(Cùng đón xem phần III – Những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền hai quần đảo của Việt Nam).
Hits: 47