Từ ngày 27 đến ngày 28/02/2019, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai diễn ra tại Hà Nội. Cái bắt tay lần thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Donald Trump có mang lại một hiệp ước hòa bình cho Bình Nhưỡng và Washington hay không thì chưa thể khẳng định được, nhưng chắc chắn đây là một bước tiến quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước vẫn coi nhau là kẻ thù sống còn trong hơn nửa thế kỷ qua.

Tạm thời bỏ qua chuyện của hai nhà lãnh đạo Kim – Trump, bây giờ hãy tập trung vào việc tại sao một hội nghị quan trọng như vậy lại được nhà cầm quyền hai nước chọn tổ chức tại Hà Nội?

Đối với hai nước Mỹ – Triều, Việt Nam là một địa điểm tuyệt vời để làm nơi tổ chức Hội nghị bởi giữa Washington và Hà Nội, quá khứ có thể là kẻ thù sống còn, nhưng hiện tại giữa hai bên là quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển. Bỏ qua lịch sử thù địch, Washington và Hà Nội đã bình thường hóa quan hệ, vậy tại sao lại không thể chọn Hà Nội, một địa điểm ý nghĩa như thế để truyền đạt đến Bình Nhưỡng rằng chúng tôi đã sẵn sàng để hòa bình với các bạn.

Còn với Bình Nhưỡng thì sao? Bình Nhưỡng có mối quan hệ lâu dài với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam trong suốt những năm chiến tranh gian khổ và bây giờ, nhìn vào sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình phát triển, mà quan trọng hơn, Hà Nội không phải đã bình thường hóa quan hệ với Washington rồi sao. Bằng vào mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng – Hà Nội và Hà Nội – Washington thì Hà Nội đúng là nơi lý tưởng để hai nước cùng ngồi lại và thảo luận để mang lại hòa bình.

Với người dân Việt Nam thì câu trả lời chắc chắn rất là đơn giản thôi, tại Việt Nam bạn có thể đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà không phải lo lắng về an toàn và tính mạng của mình bởi Việt Nam là một quốc gia yêu hòa bình, an ninh tại Việt Nam rất tốt, con người Việt Nam thân thiện, mến khách. Vậy với bạn bè quốc tế thì sao?

Ảnh Thủ đô Hà Nội – Thành phố vì hòa bình (nguồn VOV)

Trong mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị, an ninh ổn định, xã hội phát triển, văn minh. Khi sang Việt Nam bạn sẽ không phải sợ tiếng “bùm” của bom, không phải lo nằm rạp xuống đất vì tiếng súng, không phải lo bom xăng, gạch, đá của những người biểu tình nổi loạn. Việt Nam an toàn như vậy thế nên trong những ngày dự APEC 2006, Thủ tướng Australia John Howord có thể thoải mái chạy bộ để hít thở không khí ở Hồ Gươm, hay trong tuần lễ cấp cao APEC 2017 Thủ tướng Canada Trudeau cũng đã thoải mái ngồi nhâm nhi ly cà phê trên vỉa hè; Thủ tướng ÚC Turnbull thoải mái chạy bộ và thưởng thức bánh mì trên đường phố Đà Nẵng. Thậm chí cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama còn thoải mái ngồi tại quán để thưởng thức bún chả Việt Nam và chụp ảnh lưu niệm cùng người dân khi dừng xe trú mưa tại một quán trà đá bên đường. Và cũng chính vừa qua, lần đầu tiên nhà lãnh đạo Triều Tiện Kim Jong-un đã hạ cửa kính chống đạn và vẫy tay chào người dân Việt Nam, điều mà ông chỉ thực hiện ở Triều Tiên và chưa làm ở bất kỳ nước nào.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều được tổ chức tại Hà Nội như một cái tát vào mặt lũ rận “dân chủ” và bè lũ 3 que. Khi “rận chủ” đang mải miết kêu gọi đấu tranh cho cái gọi là “hòa bình”, “dân chủ”, “nhân quyền” ở Việt Nam thì với nền chính trị ổn định, an ninh tốt Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình và được quốc tế ghi nhận, nhất là những đóng góp vào sự phát triển, tiến bộ, phát huy quyền tự do, dân chủ và nền hòa bình của thế giới.

 

 

 

Hits: 39

Similar Posts