Ảnh chụp số cá chết là số cá mòi

Mới đây, vụ việc cá chết ở bờ biển Đà Nẵng đang được truyền thông và dân tình chú ý. Trên các mặt báo đầy rẫy thông tin ra đấy song đồn thổi, thêm thắt lại là chuyện của cư dân mạng, trong đó có cả những kẻ cố ý.

Ngày 10/11, xuất hiện cá chết hàng loạt trôi vào khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành, đoạn từ cửa xả kênh Phú Lộc lên đến bãi tắm Xuân Thiều, thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng.

Ảnhmàn hình bài đăng của RFA

Ngay lậptức, những cái tên trong giới truyền thông chuyên đả phá quen thuộc như RFA,VOA, danlambao đương nhiên không bỏ qua. Và vẫn với kịch bản cũ, sự kiện Formosa từ năm nào lại ngay lập tức được lồng ghép vào trong câu chuyện của ngày nay. Cũng không lấy gì làm lạ bởi thêm mắm dặm muối, dẫn dắt trí tưởng tượng của người đọc vốn là phương pháp quen thuộc của những tay bút cơ hội ấy. Chẳnghạn như RFA có viết: “Hình ảnh cá chết hàng loạt dọc bờ biển Đà Nẵng làm dấy lên những lo ngại về tình trạng ô nhiễm biển vì cách đây không lâu các tỉnh miền trung Việt Nam cũng phải đối mặt vớitình trạng này khi nhà máy gang thép Formosa của Đài Loan xả thải độc ra môitrường biển hồi năm 2016 khiến cá chết hàng loạt. Đánh giá của nhiều chuyên gia về môi trường cho thấy tác hại của của vụ xả thải từ Formosa có thể kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng ngàn người dân sống dọc vùng biển này.”

Trước hết, nguyên nhân cá chết đã được công khai nhưng có vẻ như nhiều quý vị lại không muốn nghe, không chịu đọc mà chỉ cố gắng tập trung làm sao để lồng ghép Formosa vào. Sở TN&MT Tp.Đà Nẵng đã thông báo kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước biển ven bờ ngày 10/11 cho thấy, các thông số pH, oxy hoà tan (DO), Amoni (NH4), Phosphat, Cyanua… đều nằm trong giới hạn cho phép. Đồng thời tiến hành rà soát, đo đạc và phân tích một số thông số cơ bản các nguồn xả thải trên tuyến biển Liên Chiểu (các cửa xả ven biển, cửa sông Phú Lộc), qua đó khẳng định không có hiện tượng nước xả thải ra biển gây ô nhiễm vùng biển nêu trên.

Hơn nữa, số cá chết toàn bộ là số cá mòi vốn sống ngoài biển, không phải sống ở kênh Phú Lộc. Các ngư dân cho biết đã trúng một luồng cá mòi lớn vào tối ngày 09/11, một số tàu đã đánh mìn, vớt không hết nên cá chết mới dạt vào bờ biển với số lượng lớn. TS. Võ Văn Phú – Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Huế, nhận định, cá chết dạt vào bờ là loại cá mòi cờ chấm, sinh sống gần bờ và theo đàn nên có thể chết hàng loạt do đánh mìn.

Những tay bồi bút tung tin nguyên nhân cá chết là do sự kiện Formosa. Nếu vùng biển Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng thì đã bị ngay từ lúc đó rồi chứ không phải để đến tận bây giờ, khi mà Đà Nẵng được gọi là thành phố đáng sống nhất Việt Nam, và biển Đà Nẵng được vinh danh là một trong những bãi biển thu hút nhất thế giới. Hàng năm, hàng triệu lượt khách du lịch đến, và hầu như không ai là không dừng chân ở bờ biển Nguyễn Tất Thành cả. Hàng nghìn tấn hải sản được đánh bắt, khai thác từ vùng biển Đà Nẵng phục vụ người dân địa phương và du khách. Vậy nếu như bị ảnh hưởng thì thử hỏi có ai dám đến nữa, Đà Nẵng liệu có thể phát triển như hiện nay không.

Nực cười giống y như đợt gần đây khi cá ở Hồ Tây cũng chết do thiếu oxy trong tiết trời nắng nóng hơn 40 độ, chúng lại đổ cho chính quyền làm ngơ việc xả thải, rồi cũng lồng cái Forrmosa vào, mà không hề đả động đến yếu tố ý thức của người dân và nguyên nhân khách quan là biến đổi khí hậu.

Nói đến đây, câu chuyện về ý thức con người đối với việc bảo vệ môi trường lại được đặt ra. Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm khắc những kẻ đã dùng mìn khai thác vụ việc này. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân cần được nâng lên vì sự phát triển bền vững của thế hệ sau, đồng thời hãy cảnh giác và tỉnh táo nhìn nhận không để kẻ xấu lợi dụng.

Hits: 348

Similar Posts