Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV diễn ra theo 02 đợt từ ngày 23/10/2023 đến ngày 28/11/2023, dự kiến chương trình sẽ thông qua nhiều nội dung quan trọng, quyết định nhiều chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Đặc biệt là tại Kỳ họp, Quốc hội đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Các thế lực thù địch đã lợi dụng sự kiện này liên tục tung tin xuyên tạc với các luận điệu như: Các chức danh được lấy phiếu đều do lãnh đạo Trung ương chỉ định không phải bầu; mức độ tín nhiệm chỉ có cao hoặc thấp không đánh giá đúng con người; việc lấy phiếu chỉ để lừa dân không giải quyết việc gì cả; đại biểu Quốc hội hoạt động không mang lại quyền lợi gì cho người dân;…

Hình ảnh tổ chức khủng bố Việt Tân tung tin sai sự thật

Thực tế đã chứng minh những luận điệu trên đây là hoàn toàn sai sự thật. Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. Mọi hoạt động của đại biểu đều thể hiện ý chí, nguyện vọng và đại diện cử tri nhân dân cả nước với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của Quốc hội đã quy định: “… Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc sẽ tiến hành tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội…” để chứng minh rằng người dân hoàn toàn có thể thực hiện quyền giám sát của mình đối với việc lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp. Danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm cũng được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và dĩ nhiên kết quả lấy phiếu sẽ được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, hoàn toàn không có chuyện lấy phiếu chỉ để lừa dân như các đối tượng xấu đưa tin.

Qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy không có trường hợp nào có tỷ lệ số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” từ ½ số phiếu trở lên, không thuộc trường hợp phải bỏ phiếu tín nhiệm, cho từ chức, miễn nhiệm chức vụ theo quy định. Mọi thông tin về kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã được công khai, điều này thể hiện tính minh bạch để người dân được biết và giám sát.

Một lần nữa phải khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng, được thực hiện định kỳ, góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, giúp cán bộ tự soi, tự sửa, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác, là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý, giám sát cán bộ. Mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác nhận diện thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm phá hoại tư tưởng, chống phá Đảng, Nhà nước thông qua xuyên tạc kết quả lấy phiếu tín nhiệm, đồng thời tích cực phát huy tinh thần trách nhiệm công dân trong việc đấu tranh phản bác để đẩy lùi các thông tin xấu độc trên không gian mạng./.

Hits: 32

Similar Posts