Thời gian vừa qua các thế lực thù địch, phản động đã tiến hành nhiều hoạt động lợi dụng danh nghĩa dân chủ, phát động cái gọi là bất tuân dân sự để chống đối chính quyền, gây trở ngại cho hoạt động công quyền với nhiều hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, các đối tượng phản động, thù địch đã kích động, lôi kéo người dân tham gia tuần hành, biểu tình, chống người thi hành công vụ, đập phá tài sản các trụ sở chính quyền, gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chúng còn xuyên tạc trắng trợn rằng, việc xử lý những người vi phạm pháp luật là “đàn áp” những người biểu tình ôn hòa, yêu nước, kêu gọi đưa vấn đề ra Liên hợp quốc và kêu gọi các tổ chức quốc tế vào cuộc. Nham hiểm hơn, các thế lực phản động, thù địch còn kêu gọi người dân không chỉ dùng Facebook mà dùng nhiều mạng xã hội khác để “đấu tranh”…

Tổ chức khủng bố Việt Tân xuyên tạc, kích động biểu tình chống chính quyền nhân dân

Cần khẳng định rằng, dưới góc độ một nhà nước pháp quyền, một khi đạo luật đã được ban hành thì đạo luật đó phải được tôn trọng và thực thi. Không một quốc gia nào trên thế giới lại dung túng cho những hành vi lợi dụng quyền tự do, dân chủ, không một quốc gia nào lại cổ xúy và bảo vệ những hành vi vi phạm pháp luật, gây trở ngại cho hoạt động công quyền, thực thi công lý. Đồng thời, hậu quả do việc lợi dụng “bất tuân dân sự” để lại rất nặng nề, kéo dài không chỉ ảnh hưởng về kinh tế – xã hội, mà còn gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất lòng tin của người dân đối với chính quyền. Mặt khác, việc xây dựng và thực thi pháp luật là công việc nội bộ của từng quốc gia và phải phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Vì lẽ đó, việc xác định và lựa chọn ban hành đạo luật nào là quyền năng riêng của từng quốc gia. Ban hành Luật An ninh mạng là một ví dụ điển hình. Cần thấy rằng, luật (pháp luật) về an ninh mạng luôn được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên toàn thế giới… Luật An ninh mạng rất cần thiết không chỉ để bảo vệ an ninh quốc gia mà còn nhằm bảo vệ người dân, để có môi trường xã hội phát triển lành mạnh trên không gian mạng. Các quy định trong Luật An ninh mạng của Việt Nam được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, với sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành chức năng, cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, nhiều chuyên gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế, viễn thông nước ngoài lớn (như Facebook, Google, Apple,… và ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân.

Không thể bác bỏ một điều hiển nhiên rằng, việc các thế lực phản động, thù địch tìm mọi cách xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta từ nhiều phương diện khác nhau như xuyên tạc Luật An ninh mạng, xuyên tạc dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, lợi dụng việc phản đối một số chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước ta một cách phi lý, thiếu căn cứ đã và đang là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Việt Nam, xâm hại quyền và lợi ích của Nhà nước, xã hội và từng người dân. Các đối tượng phản động, thù địch đã kích động người dân đập phá trụ sở chính quyền, gây cản trở giao thông, đốt phá tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, làm bị thương nhiều cán bộ thực thi nhiệm vụ, gây ngừng trệ hoạt động của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân, xâm phạm nghiêm trọng đến pháp luật của Nhà nước, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân…

Các quyền tự do, dân chủ luôn là các quyền thiêng liêng, cần thiết cho cuộc sống, là một biểu hiện cho tiến bộ và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhưng tự do chưa bao giờ và không bao giờ là tự do chung chung, tự do vô bờ bến. Điều này được thể hiện rõ nét trong pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Pháp luật Việt Nam chỉ hạn chế quyền tự do của những người lợi dụng pháp luật xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cộng đồng. Ủy ban châu Âu (European Commission) đã ký Quy tắc ứng xử về chống lại lời nói có nội dung tiêu cực, thù địch bất hợp pháp trực tuyến với Google (YouTube), Facebook, Twitter và Microsoft

Thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc bảo đảm sự tham gia của người dân vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội, bảo đảm quyền giám sát, phản biện xã hội của các chủ thể. Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể, ủng hộ phản biện xã hội chân chính để hoàn thiện chính sách, pháp luật, xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật. Nhưng việc lợi dụng cái gọi là bất tuân dân sự để cổ xúy và bảo vệ những hành vi vi phạm pháp luật, cổ xúy cho việc gây trở ngại đến hoạt động công quyền cần phải được ngăn chặn, đẩy lùi.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức rất rõ vai trò quan trọng, thiết yếu của các quyền tự do, dân chủ của người dân với ý nghĩa là một quyền thiết thân của con người, là động lực phát triển của đất nước. Tuy nhiên, không một quốc gia nào trên thế giới lại dung thứ các hành vi lợi dụng dân chủ, cổ xúy cho các hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và của người dân. Nhận diện các biểu hiện lợi dụng “bất tuân dân sự” của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị để kích động, chống phá là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong điều kiện hiện nay, không chỉ góp phần thống nhất nhận thức trong toàn hệ thống chính trị và của từng người dân mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó chủ động trong việc triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn./.

Hits: 28

Similar Posts