Mới đây trên trang facebook Việt Tân đăng bài viết của Phạm Chí Thành với nội dung: “Tôi đã 41 năm theo Đảng và Nhà nước rồi, bây giờ ngoảnh lại thấy dân tộc này cái gì cũng thụt lùi, nguyên nhân tại đâu? Nguyên nhân là chúng ta không có dân chủ, nguyên nhân là Đảng Cộng sản duy trì sự độc tài!”

Vậy mục đích của những luận điệu này là gì? Tất cả chỉ nhằm đánh tráo khái niệm, nhằm làm cho mọi người tin, cổ vũ cho chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tại Việt Nam, để đa dạng hóa đường lối cho nhân dân lựa chọn thông qua bầu cử tự do, thì mới đảm bảo cho một nền dân chủ.

Ảnh: Phạm Chí Thành, Blogger Bà Đầm Xòe (nguồn Internet)

Cho dù các thế lực phản động có xuyên tạc, chống phá thế nào, thì thực tế những gì diễn ra tại Việt Nam đang khẳng định bầu không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội mở rộng hơn. Dân chủ trực tiếp ở cơ sở được mở rộng, nhân dân được bàn và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân được bảo vệ.

Tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với tỷ lệ tán thành rất cao (443 đại biểu tán thành (88,96% tổng số đại biểu). Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để thể chế hóa quan điểm của Đảng ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ; dân chủ xã hội chủ nghĩa; thực hiện dân chủ ở cơ sở… trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục kế thừa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát” song nhấn mạnh và bổ sung thêm yếu tố “dân thụ hưởng” – nghĩa là dân làm thì dân phải được thụ hưởng, nếu làm mà không được thụ hưởng thì không tạo động lực để dân làm. Động lực chính là lợi ích; lợi ích phải hài hòa giữa lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, với phương châm tổng quát và tạo thành một “vòng tròn khép kín”, đó là: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Quay trở lại với câu nói của Phạm Chí Thành, hắn nói rằng ngoảnh lại thấy dân tộc này cái gì cũng thụt lùi. Thật nực cười điều đó lại phát ra từ một ông già, bởi chắc chắn tuổi thơ của Phạm Chí Thành cũng không thể sống khác so với lịch sử của đất nước. Có nghĩa là khi còn trẻ, Phạm Chí Thành chắc chắn cũng đã nếm trải sự đau khổ, sự thiếu ăn, hụt mặc khi mà đất nước ta còn đang trong thời chiến. Phạm Chí Thành phát ngôn như vậy, liệu có phải hắn là người mất trí, không thể nhớ nổi những chuyện của quá khứ hay cố tình giẫm đạp lên mồ hôi, xương máu, công sức của biết bao con người để có độc lập, tự do, phát triển như ngày hôm nay.

Mang danh nhà văn mà phát ngôn như vậy thì thật đáng thất vọng. Những người như vậy nên ngồi im để hưởng trợ cấp hằng tháng. Còn vì viết những status bẩn để kiếm tiền thì thật đáng xấu hổ.

Hits: 29

Similar Posts