Sau khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 giành được thắng lợi, ngày 02/9, trước hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mặc dù tình hình đất nước đang ở tình thế hết sức khó khăn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một Nhà nước là Hiến pháp, mà muốn có Hiến pháp phải có Quốc hội. Vì thế, ngày 08/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 14-SL quy định mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội.

Ngày 6/01/1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đã tiến hành thắng lợi cuộc tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, đánh dấu một mốc son chói lọi. Đó là kết quả của sự hy sinh, đoàn kết của toàn dân tộc khẳng định vị thế của một quốc gia. Quốc hội khóa I ra đời và việc ban hành Hiến pháp năm 1946 là bước đi đầu tiên vững chắc của Nhà nước ta, bắt nguồn từ niềm tin, sức mạnh của Nhân dân- Nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Người dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

bầu ra Quốc hội Việt Nam vào ngày 6/1/1946.

Trải qua 75 năm Quốc hội đã cùng toàn đảng toàn quân và toàn dân ta đi dọc cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ cho đến ngày toàn thắng thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua 14 nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội Việt Nam không ngừng trưởng thành, đổi mới cả về tổ chức và hoạt động, khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân  đã đạt được những thành tựu quan trọng trong hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần to lớn vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nâng cao vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức

Với những kết quả và thành tựu đã đạt được chúng ta hãy vững tin rằng trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 sắp tới dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự ủng hộ, giám sát của toàn thể Nhân dân; sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân góp phần xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Điều 27, Hiến pháp năm 2013, Điều 2 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân năm 2015 quy định: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân, thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy thực hiện bầu cử vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của công dân đối với đất nước cũng như đối với bản thân.                                                                                                      Ngày 23/5/2021, cử tri cả nước sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình để bầu ra đại biểu Quốc hội khóa XV cũng như đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026…

 

Hits: 16

Similar Posts