Ngày 09/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, có hiệu lực thi hành kể tư ngày 25/12/2024. Đây là Nghị định đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, chú ý của cộng đồng mạng và dư luận xã hội. Nghị định quy định về nhiều nội dung mới như: quản lý cung cấp thông tin xuyên biên giới; xác thực tài khoản người dùng Internet; giám sát, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Trong đó, quy định yêu cầu lưu trữ, xác thực thông tin của người sử dụng mạng xã hội bằng số điện thoại di động hoặc số định danh cá nhân. Bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin và chia sẻ thông tin.

Có thể thấy đây là quy định phù hợp trong bối cảnh hiện nay để ngăn chặn, xử lý các tài khoản đăng tải các thông tin giả, sai sự thật, nhảm nhí, vi phạm thuần phong mỹ tục hay thậm chí có nội dung xuyên tạc, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, tuyên truyền chống phá đất nước.

(Ảnh Facebook)

Tuy nhiên những ngày qua nhiều báo đài thiếu thiện chí, các trang mạng của các tổ chức, cá nhân chống phá như “Việt Tân”, “VOV Tiếng Việt”… liên tục đăng tải các bài viết để xuyên tạc về Nghị định 147 và Luật An ninh mạng như “xâm phạm quyền con người”, cho rằng đó là vi phạm quyền tự do ngôn luận. Họ biến những quy định bảo vệ an ninh thành “công cụ kiểm soát”, dựng chuyện về việc “kiểm duyệt thông tin” để kích động dư luận. Những luận điệu này không chỉ sai lệch mà còn lộ rõ mục đích phá hoại niềm tin của người dân. Các đối tượng đưa ra thông tin đều theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen”, nếu người xem thiếu hiệu biết sẽ gây hoang mang, dễ bị các đối tượng lôi kéo, kích động. Tự do ngôn luận ở Việt Nam luôn được bảo đảm trên phương diện pháp luật, trên thực tế (tính đến đầu năm 2024, cả nước ta có khoảng 78,44 triệu người sử dụng internet và 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội (73,3% dân số), thuộc tốp 20 thế giới) cũng như phù hợp với các văn bản pháp luật quốc tế có liên quan.

Thực tế, Nghị định 147 và Luật An ninh mạng là lá chắn bảo vệ người dân trước nguy cơ lừa đảo, tấn công mạng và thông tin độc hại. Các quy định yêu cầu xử lý dữ liệu và kiểm soát thông tin chỉ nhằm đảm bảo an toàn, minh bạch, không để kẻ xấu lợi dụng. Việc gỡ bỏ nội dung sai lệch là cần thiết để giữ ổn định xã hội và bảo vệ lợi ích chung. Các quốc gia phát triển như Đức, Hàn Quốc và Singapore… cũng áp dụng các biện pháp tương tự để ngăn chặn hành vi phát tán nội dung xấu độc. Nghị định này không hạn chế ngôn luận chính đáng, mà chỉ tập trung vào việc xử lý thông tin sai sự thật, kích động hoặc vi phạm pháp luật. Đây là sự bảo vệ, chứ không phải là sự xâm phạm. Nghị định 147 thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng không gian mạng xã hội minh bạch, an toàn và trách nhiệm. Đây là bước đi quan trọng, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng, bảo vệ quyền lợi người dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của môi trường mạng tại Việt Nam.

Người dân cần tỉnh táo, không bị lôi kéo bởi những lời lẽ xuyên tạc của các thế lực phản động, họ chỉ muốn gieo rắc bất ổn, làm suy yếu lòng tin vào chính quyền. Đừng để những luận điệu sai trái phá hoại sự an toàn và hòa bình mà chúng ta đang có.

Hits: 18

Similar Posts