Thời gian qua, các thế lực thù địch đã và đang triệt để lợi dụng Internet, mạng xã hội để xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Chúng liên tục tung tin sai sự thật, kích động tư tưởng “tẩy chay” các nguồn thông tin chính thống bằng luận điệu “người dân chỉ tiếp cận được thông tin một chiều từ cơ quan nhà nước; muốn có thông tin đa chiều phải tìm trên mạng xã hội”, từ đó dẫn dắt một bộ phận người dân thiếu hiểu biết tiếp cận thông tin từ các trang phản động do chúng lập ra như: Việt Tân, BBC, Chân trời mới,…
Hình ảnh trang fanpage phản động Việt Tân tung tin sai sự thật
Thực tế cho thấy, đa số người dân khi tiếp cận thông tin đều có sự phân tích, sàng lọc, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộ phận không nhỏ người dân tiếp cận thông tin đã vội vàng thu nhận và thừa nhận, thậm chí cung cấp, lan truyền rộng rãi để đảm bảo tính thời sự, nhất là thông tin về tình hình, vụ việc vừa diễn ra. Đối với các thông tin sai sự thật, mọi hành vi cung cấp, chia sẻ đều là vi phạm pháp luật và tùy vào mức độ, hậu quả gây ra có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Do đó, việc tiếp cận thông tin chính xác, phản ánh đúng sự thật là vô cùng cần thiết.
Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá, kiểm chứng độ chính xác của thông tin là nguồn cung cấp thông tin. Nguồn công khai chính thống sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin tin cậy, chính xác và kịp thời. Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định một số hình thức công khai thông tin như:
- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
- Đăng công báo;
- Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
- Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
Mọi người dân cần tỉnh táo, chủ động tiếp cận thông tin đã được công khai từ các nguồn chính thống, tuyệt đối không tin theo, chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật; luôn thông thái khi tiếp cận thông tin nhất là thời kỳ công nghệ số như hiện nay!
Hits: 4