Theo Sách trắng về tôn giáo ở Việt Nam được công bố hồi tháng 3 vừa qua thì hiện nay nước ta có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo trong đó có hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc chiếm 27% dân số cả nước và 29.658 cơ sở thờ tự… trong đó Phật giáo chiếm trên 14 triệu tín đồ và 18.544 cơ sở thờ tự, Công giáo trên 7 triệu người theo và 7.771 cơ sở thờ tự tiếp theo là Đạo Tin Lành và đạo Cao Đài. Cũng theo số liệu được công bố thì cho đến nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 4 tổ chức và 1 pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo đã thể hiện rõ ràng chính sách của Việt Nam là tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và đảm bảo các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Ngoài ra chúng ta còn có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú với khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

(Tín đồ bị lợi dụng tham gia Hội Thánh đức Chúa trời mẹ – Ảnh internet)

Tuy nhiên, so với những tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước công nhận và bảo hộ quyền hoạt động thì bên cạnh đó cũng có không ít những hiện tượng tôn giáo mới, “tà đạo” như đạo bà Điền, đạo Dừa, Thanh Hải vô thượng sư, tà đạo Hà Mòn, Bà Cô Dợ, Tin Lành Đề Ga, Dương Văn Mình và đặc biệt là Hội Thánh đức Chúa trời mẹ… đang len lỏi truyền bá trái pháp luật làm phức tạp tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của người dân cũng như gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự vẫn đang diễn ra tại một số nơi trong nước.

Điểm chung dễ nhận thấy của những hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng trái phép hay “tà đạo” đó là: Thứ nhất, các hiện tượng tín ngưỡng, “tà đạo” này không được nhà nước công nhận hoặc bị cấm do không đảm bảo điều kiện do được lập ra với mục đích hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Dù bị cấm hoạt động hoặc không được công nhận hoạt động với tư cách của pháp nhân, tổ chức nhưng vì những ý đồ vụ lợi, hay mục đích chính trị xấu mà những đối tượng cầm đầu các “tà đạo” vẫn tìm cách lén lút hoạt động thậm chí chúng còn tìm cách qua mặt cơ quan chức năng, công khai hoạt động; Thứ hai,  một số tà đạo được hình thành dựa trên tư tưởng, mang cái mác của những tôn giáo chính thống như Phật giáo, Công giáo, Tin lành…tuy nhiên trong quá trình hoạt động nó bị biến tướng theo mục đích ý đồ của những kẻ khởi sướng và luôn bị xem là “dị giáo” và không được công nhận ngay trong những loại hình tôn giáo cùng hoạt động ví dụ như (hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa mẹ” do Ahn Sahng Hong (1918-1985) sáng lập nưm 1953 đã bị các tổ chức Tin lành cho là báng bổ Kinh thánh và cho đây là “tà đạo”)…; Thứ ba  hệ lụy về tư tưởng, như chúng ta thấy các tôn giáo chính thống và những hoạt động tín ngưỡng hiện nay đều có những đặc điểm chung là nó đều nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần cho con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ và đều có những hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và được tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên đối với hoạt động của “tà đạo” hầu hết là những luận điệu đi ngược lại với khoa học, phủ nhận tiến bộ xã hội đồng thời dễ nhận thấy nhất là việc lồng ghép các yếu tố ma mị, huyền bí viễn tưởng về thế giới siêu nhiên hòng làm mất niềm tin của con người vào hiện thực đời sống xã hội và gia tăng niềm tin vào thế giới siêu nhiên, khiến người ta bị chi phối và trói buộc, lệ thuộc vào niềm tin với thần linh, ma quỷ; Thứ tư hệ lụy về đời sống, thực tế đã cho thấy do tin theo “tà đạo” mà một số người đã chịu những tổn thất lãng phí về tiền bạc, sức khỏe như chỉ cần theo tổ chức sẽ không cần đến bệnh viện, mọi bệnh tật sẽ tự khỏi hoặc bị buộc phải đóng góp những chi phí cho hoạt động của “tà đạo” như một số vùng đồng bào Mông phải bán đất bán kế sinh nhai để đóng góp cho hoạt động của cái gọi là đạo “Dương Văn Mình”; hay như hoạt động của “Hội thánh của Đức Chúa mẹ” gieo rắc nỗi sợ hãi về ngày tân thế, đề cao bản thân đến mức phá vỡ mọi mối quan hệ gia đình, xã hội đập bỏ bàn thờ không thờ cúng cha mẹ, tổ tiên, cắt đứt quan hệ với vợ chồng con cái, cha mẹ..; Thứ năm hệ lụy về an ninh, trật tự một số cá nhân, tổ chức cầm đầu hoạt động của các “tà đạo” còn âm mưu nuôi nấng thành các tổ chức, hạt nhân phục vụ tuyên truyền mang màu sắc chính trị, lôi kéo, kích động người dân tham gia vào các hoạt động cực đoan chống phá chính quyền, chia rẽ trong nhân dân. Manh động hơn một số đối tượng cầm đầu trong các tổ chức như “Tin Lành Chrish”, “Tin Lành Đề Ga”, “đạo Bà Cô Dợ”, “tà đạo Dương Văn Mình”… còn lợi dụng vấn đề tôn giáo để lôi kéo vùng đồng bào dân tộc tham gia vào các hoạt động đòi ly khai tự trị, chống đối chính quyền…

Từ một số vấn đề trên có thể thấy, sự cần thiết đối với mỗi cá nhân phải nâng cao nhận thức về vấn đề sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo làm sao để mỗi người dân, tín đồ có sự cẩn trọng trong việc lựa chọn việc sinh hoạt hoặc theo tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn, không để bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo tham gia vào những “tà đạo” và phòng ngừa được những hệ lụy đáng tiếc cho bản thân, gia đình và xã hội từ đó tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh, loại bỏ những hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo, “tà đạo” trái pháp luật.

Hits: 31

Similar Posts