Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” là một công trình nghiên cứu quan trọng của Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông, được ra mắt vào ngày 9/3/2023. Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” dày 132 trang gồm 03 chương, giới thiệu thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ đổi mới; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; thành tựu, thách thức và ưu tiên của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Phần phụ lục giới thiệu một số hình ảnh về tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam; số liệu về tôn giáo; danh mục tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; Điều 24, Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo” (Ảnh Internet)

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay, Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự.  Trong đó: Phật giáo: khoảng 14 triệu người; Công giáo: khoảng 7 triệu người; Tin lành: khoảng 2 triệu người; Hòa Hảo: khoảng 1,5 triệu người; Cao Đài: khoảng 800.000 người; Hồi giáo: khoảng 80.000 người; Bà-la-môn: khoảng 70.000 người; Thiên Chúa giáo Đông phương: khoảng 60.000 người…

Trong thời qua, các thế lực thù địch và đối tượng phản động đã câu kết với các phần tử cực đoan để chính trị hóa, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo ở Việt Nam, thường xuyên lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, xuyên tạc tình hình tôn giáo, tạo hình ảnh xấu về vấn đề tự do tôn giáo tại nước ta. Cùng với đó, sau khi cuốn sách này được ra mắt, ngay lập tức một số trang báo điện tử như VOA, RFI, RFA… cùng nhiều trang mạng của các tổ chức, cá nhân chống đối khác đã có những bài viết, bình luận sai trái, đánh giá một cách tiêu cực về cuốn sách này.

Trang VOA đăng tin bài xuyên tạc về việc ra mắt Sách trăng tôn giáo Việt Nam

Họ cho rằng, việc cho ra đời cuốn sách này là “bình phong” nhằm che đậy các vi phạm kéo dài tại Việt Nam. Một số đối tượng như Thích Vĩnh Phước (Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất) cho rằng, đó là “một việc đã làm xấu cho bộ mặt của Nhà nước Cộng sản Việt Nam, cho nên họ phải đưa sách trắng để nói với thế giới rằng có tự do tôn giáo, nhưng thực chất các tổ chức tôn giáo độc lập tại Việt Nam luôn bị Nhà nước đàn áp bằng cách này, cách nọ”. Còn đối với linh mục Đinh Hữu Thoại (Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam) coi việc Nhà nước ta ra mắt Sách trắng về tôn giáo “là một cách để họ chống chế việc vừa rồi bị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt về tôn giáo… Các luận điệu trên là hoàn toàn sai trái, phản động, xuyên tạc mục đích ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” cũng như tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định rất rõ, cụ thể về vấn đề tôn giáo, luôn đảm bảo tự do, tín ngưỡng cho Nhân dân. Tại Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tin ngưỡng hoặc không tin vào bất kỳ một thần linh hay một niềm tin nào; có quyền thực hành hoặc không thực hành bất kỳ một hình thức thoại hiện niềm tin hay sùng bái” (Điều 24). Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2016 cũng quy định: “Công dân được thoải mái tin vào hoặc không tin vào bất kỳ một niềm tin hay một hình thức thoại hiện niềm tin hay sùng bái” (Điều 6). Ngoài ra, các văn bản khác như Nghị định số 162/2017/NĐ-CP; Quyết định số 18/2018/QĐ-TTg; Thông tư số 13/2018/TT-BNV… cũng thiết lập các biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng Tôn giáo. Mặt khác, Việt Nam là một quốc gia có sự giao lưu và hòa nhập với các nền văn minh thế giới. Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hàng loạt các công ước quốc tế về tự do tôn giáo và quyền con người, như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước chống phân biệt chủng tộc; Công ước phòng ngừa và trừng phạt tội diệt chủng… Việt Nam cũng tham gia vào các cơ chế đa phương liên quan đến tự do tôn giáo như Diễn đàn Tôn giáo Đông Nam Á (ACRF), Diễn đàn Tôn giáo Châu Á (ARF), Hội nghị Tôn giáo Thế giới (WRC)… Việt Nam cũng có sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các nhà lãnh đạo tôn giáo của các nước khác.

Việc ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” vào thời điểm này là rất khách quan, kịp thời thông tin chính xác về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, khẳng định sự nhất quán, xuyên suốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho tất cả người dân Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để chúng ta kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hướng đến một mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.

Hits: 16

Similar Posts