World Cup là sự kiện thể thao thu hút sự quan tâm đông đảo nhất trên toàn thế giới (lượng người xem World Cup nhiều hơn cả Thế vận hội Olympic). Đây là giải đấu bóng đá quốc tế lớn nhất hành tinh và là giải thể thao siêu hấp dẫn. Đến nay (ngày 06/12/2022) trải qua 15 ngày thi đấu, các đội tuyển đang thi đấu vòng loại 1/8 tuy nhiên World Cup 2022 đã vắng bóng đội tuyển Nga do Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã thông báo rằng, họ sẽ đình chỉ vô thời hạn sự tham gia của Nga vào các giải đấu quốc tế, trục xuất Nga khỏi vòng loại trực tiếp World Cup 2022.

Có thể hiểu FIFA đã chịu sức ép từ các Liên đoàn bóng đá thành viên bởi ban đầu họ vốn chỉ đề xuất lệnh cấm tạm thời đối với tên, quốc kỳ và quốc ca cũng như lệnh cấm đăng cai các trận đấu quốc tế của Nga. Từ Ba Lan, Thụy Điển, và CH Séc, những đối thủ của Nga ở vòng play-off World Cup 2022 trong tháng Ba. Pháp, Anh, Mỹ cũng từ chối thi đấu với Nga. Nhưng rõ ràng, những quyết định của FIFA và UEFA đã gây bức xúc lớn trong dư luận vì nó đi ngược với tôn chỉ mà họ đề ra là Thể thao phi chính trị.

Ảnh đội tuyển Nga

Hơn thế nữa, trong trận trong trận Đức gặp Tây Ban Nha ngày 28/11/2022, nhiều cổ động viên Qatar đã mang ảnh Mesut Özil đến trận đấu và tự bịt miệng mình trên khán đài.

Cách đây 4 năm, Mesut Ozil đã cay đắng tuyên bố rời khỏi đội tuyển Đức sau bức hình chụp chung với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và bị dư luận Đức chỉ trích thậm tệ. Anh nói: “Tôi đã từng đầy tự hào và hứng khởi khi khoác áo tuyển Đức nhưng bây giờ thì không còn nữa. Tôi thấy rằng những gì mình làm được từ lần ra mắt vào 2009 đều đã bị lãng quên”. “Đối với tôi, bức ảnh với Tổng thống Erdogan không mang bất kỳ ý nghĩa chính trị nào. Đó chỉ là sự tôn trọng của tôi với người đứng đầu của đất nước gia đình tôi.

Công việc của tôi là một cầu thủ bóng đá, chứ không phải người làm chính trị. Cách Liên đoàn bóng đá Đức cũng như nhiều người khác đối xử với tôi khiến bản thân không còn muốn mặc áo tuyển Đức nữa.

Vẫn nhớ câu nói cay đắng của Ozil: “Khi thắng, tôi là người Đức. Khi thua, tôi là thằng nhập cư gốc Thổ”.

Khán giả Qatar cầm tranh ký họa chân dung của cựu tuyển thủ Đức Mesut Ozil tại Sân vận động Al Bayt ở Al Khor, Qatar, rạng sáng 28/11

Trong mục 4 về không phân biệt đối xử, bình đẳng và trung lập, chính FIFA đã ghi rõ: “FIFA duy trì thái độ trung lập trong các vấn đề chính trị và tôn giáo. Có thể có ngoại lệ khi có các vấn đề bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu trong quy chế FIFA”. Còn mục 15 về Tư cách của các liên đoàn bóng đá thành viên cũng khẳng định rằng các liên đoàn cần đảm bảo các nguyên tắc điều hành như sau: a) Trung lập với các vấn đề chính trị và tôn giáo, b) Cấm tất cả các hình thức phân biệt đối xử và c) Độc lập và tránh bất cứ sự can thiệp chính trị nào.

Chủ tịch FIFA và người phương Tây không phải những diễn viên hài, song những gì mà họ đã từng áp đặt và thực hiện thì chẳng khác nào một trò hề mang tên Thể thao phi chính trị. Thiết nghĩ anh em tây phương bớt nói đạo lý đi một tý chắc chơi bóng sẽ hay hơn đấy ^^!

Hits: 44

Similar Posts