Trong những năm gần đây “Từ thiện” đã trở thành một chủ đề rất quen thuộc đối với chúng ta, trong xã hội phát triển như hiện nay sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Với truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên việc làm từ thiện trong thời gian gần đây đã trở nên biến tướng, thành công cụ kiếm tiền của một số kẻ cơ hội “vừa được tiếng, vừa được miếng”.
(Hình ảnh minh họa)
Chúng ta không thể đánh đồng tất cả những người làm từ thiện đều có mục đích tư lợi, tuy nhiên một số kẻ cơ hội lợi dụng uy tín, của bản thân để kêu gọi mọi người khuyên góp ủng hộ, với uy tín sẵn có, số người tin theo là rất lớn kéo theo số tiền ủng hộ lên đến con số hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng, với số tiền khổng lồ có được trong một thời gian chóng vánh, điều đó đã làm thay đổi nhận thức. Xuất phát từ tấm lòng lương thiện, muốn làm “từ thiện” nhưng với sức hút quá lớn của đồng tiền đã làm thay đổi suy nghĩ, “tiền trong tài khoản của mình là của mình, muốn cho ai bao nhiêu là quyền của mình” bởi vậy đối với mỗi chúng ta cũng trở nên trách nhiệm đối chính đồng tiền, đâu phải từ thiện là phải dựa dẫm vào một ai đó, việc làm từ thiện là xuất phát từ “cái tâm” Có một câu nói rất hay rằng: “Tôi học cách cho đi không phải vì tôi đã có quá nhiều, mà vì tôi đã biết ý nghĩa và cảm giác của việc cho đi”. Thật vậy, việc chúng ta giúp một ai đó trong cuộc sống này không phải là do chúng ta quá dư giả, chúng ta có thể không giàu có về vật chất nhưng chúng ta có tấm lòng và giúp những người gặp khó khăn một cách chân thành nhất. Do vậy với mỗi chúng ta hãy biết cách làm từ thiện, hãy để đồng tiền của mình đến đúng chỗ, đúng nơi cần đến, không nên phó mặc cho một cá nhân nào làm thay chúng ta. Nếu đã xuất phát từ “cái tâm” thì những đồng tiền đó nên gửi đến MTTQ, cơ quan chính quyền để đưa đến tận tay những người cần giúp đỡ.
Hits: 28