Xoay quanh thảm kịch 39 người vượt biên chết trong container đông lạnh ở Anh, rất nhiều kẻ cơ hội đã lợi dụng vụ việc rồi tập trung xoáy vào chủ đề: “Tại sao người Việt di cư nhiều đến thế???” Có rất nhiều cư dân mạng cũng mơ hồ và bắt đầu phỏng đoán về vấn đề này.
Những kẻ cơ hội suy diễn, đưa ra luận điệu rằng: Người Việt ra đi là “vì khủng hoảng niềm tin”, vì “tị nạn” giáo dục, tị nạn ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, tị nạn thực phẩm bẩn”, có người thì cho là vì “lý do kinh tế, việc làm, thương mại”… Và một con số để đảm bảo cho tính chân thực của vấn đề được đưa ra, đó là: Đã có 2.5 triệu người Việt di dân trong 25 năm qua (từ năm 1990-2015). Thế là với con số “khá ấn tượng” này, nhiều người giật mình rồi cho rằng Việt Nam là dân tộc di dân nhiều nhất thế giới trong mấy chục năm qua. Xin lưu ý cho những ai chưa hiểu rõ rằng 2.5 triệu là con số bao gồm cả những người đi xuất khẩu lao động, du học và thường là đi mấy năm rồi lại quay trở lại Việt Nam chứ không phải toàn bộ 2.5 triệu là số người rời bỏ hẳn quê hương để định cư ở nước ngoài.
Một thông tin khác, báo cáo của tổ chức di dân quốc tế (IOM) của Liên hiệp quốc đã chứng minh những luận điệu trên đều không đúng. Vấn đề di dân quốc tế đang là xu thế của cả thế giới trong mấy thập niên gần đây chứ không riêng gì Việt Nam. Xu thế toàn cầu hoá, chính sách mở cửa của nhiều quốc gia về visa lao động, về quốc tịch, sự phát triển của giao thông, sự phát triển của Internet, sự thiếu hụt nguồn lực lao động, xung đột sắc tộc, bất ổn chính trị… chính là những nguyên nhân gia tăng di dân quốc tế.
Theo báo cáo của IOM mới nhất, năm 2018, Việt Nam không thuộc top 25 quốc gia có số di dân quốc tế nhiều nhất. Ngay trong châu Á thì số di dân của Việt Nam cũng không thuộc top 20
Bảng xếp hạng các quốc gia di dân nhiều nhất thế giới (không có Việt Nam)
Số di dân quốc tế của Việt Nam còn thấp hơn các nước có thu nhập khá như Trung Quốc, Nga, Mexico, Columbia và thấp hơn một số nước giàu có như Anh, Đức, Italy, Ba Lan, Pháp, Bồ Đào Nha, thậm chí là cả Mỹ.
Kết lại, di dân để du học, làm việc, đầu tư, hôn nhân… hoàn toàn là việc tốt, đúng xu thế của thời đại. Chỉ có di dân bất hợp pháp, di dân làm những việc pháp luật nước ngoài cấm mới là đáng lên án. Và để không có thêm một thảm kịch nào lặp lại thì giáo dục về vấn đề này là vô cùng cấp thiết. Người mất cũng mất rồi, quả thực vô cùng đau xót. Tuy nhiên vụ việc cũng chính là một bài học cảnh báo cho những ai có ý định di dân bất hợp pháp. Hãy nhớ rằng việc từ bỏ tấm hộ chiếu mang quốc tịch của quê hương, biến mình thành dân “rơm” để sống mà không có sự bảo hộ của pháp luật cực kì nguy hiểm và có thể sẽ phải trả cái giá cực đắt!
Hits: 73