Hiện nay, hiện tượng xét lại lịch sử, phủ nhận thành quả Cách mạng, thậm chí xuyên tạc lịch sử đã xuất hiện những năm gần đây. Đây là vấn đề tiềm ẩn những nguy hại khôn lường, ảnh hưởng đến tương lai, sự tồn vong của chế độ và quốc gia, dân tộc.
Cùng với cuộc cách mạng 4.0, các TLTĐ, bọn phản động ở nước ngoài, bọn trỗi dậy xuyên tạc trái thành phải, đúng thành sai. Mục đích duy nhất chính là tìm cách “phục quốc”, tìm cách để làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ví dụ dưới đây là một điển hình:
Ngoài trường hợp cá biệt như đã nêu ở trên, mấy năm gần đây, có những kẻ còn yêu cầu xét lại cuộc kháng chiến chống Mỹ; phỉ báng lịch sử, xúc phạm hình tượng anh hùng Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, hạ bệ cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và những vị tướng tài ba của quân đội nhân dân Việt Nam. Nguy hiểm hơn, họ còn xuyên tạc cho rằng những cuộc kháng chiến chống Mỹ, là “nồi da xáo thịt” hàng triệu chiến sĩ, nhân dân…
Vì thế, trước khi đưa ra ý kiến đánh giá về bất kỳ sự kiện lịch sử, con người, sự kiện nào của quá khứ, thì mỗi người trong chúng ta cần hết sức thận trọng, tỉnh táo; với những sinh viên, trí thức, những nhà khoa học thì yêu cầu này càng cần phải đặt ra ở mức cao hơn. Bởi trong khoa học, những nhà viết lịch sử có đủ cơ sở, kinh nghiệm để đưa ra những quan điểm, chính kiến riêng là hết sức cần thiết.
Những người viết lịch sử, với tinh thần khoa học, mỗi chúng ta còn có trách nhiệm của một công dân với xã hội. Chỉ là một lần thiếu thận trọng, thiếu tỉnh táo thì những ý kiến, những thông tin sai sự thật cũng có thể trực tiếp tiếp tay, giúp những kẻ xấu tiến công làm băng hoạt niềm tin và đời sống tinh thần của xã hội.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là những trang bi hùng. Trải dài suốt khắp mọi miền của Tổ quốc, từ hải đảo xa xôi, đến biên giới, từ bắc tới nam, trong hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước chưa nơi nào không bị kẻ thù xâm chiếm, tàn phá. Nhưng bằng nỗ lực, sự đoàn kết của toàn dân tộc thì đất nước luôn luôn được hồi sinh.
Những bài học lịch sử và thực tiễn càng làm cho chúng ta thấm thía vì sao mỗi một công dân phải có trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng, cần phê phán và đẩy lùi mọi âm mưu, thủ đoạn đòi xóa bỏ thành quả cách mạng, xuyên tạc lịch sử.
Hơn lúc nào hết, mỗi một công dân phải luôn luôn có những luận điểm để bảo vệ sự thật lịch sử, bảo vệ những chiến công, thành quả của cách mạng của cha ông, những anh hùng liệt sỹ như một điều thiêng liêng và quý giá nhất.
Để chiến thắng được những kẻ thù xâm lược, trong mỗi giai đoạn lịch sử, thì truyền thống đại đoàn kết của dân tộc lại được phát huy mạnh mẽ và thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tinh thần ấy được phát huy cao độ theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết” – “Thành công thành công đại thành công”, nên đã huy động được sức mạnh đoàn kết mọi tầng lớp, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo tham gia, thậm chí là cả những người ở bên kia chiến tuyến, những kiều bào, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có cả nhân dân ở Pháp, Mỹ các nước xâm lược Việt Nam.
Sau thắng lợi ngày 30/4/1975 đến nay, khi Bắc Nam sum họp một nhà đến nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho đất nước ngày một đổi thay phát triển. Đất nước ngày càng ổn định, thanh bình, đời sống Nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc. Tiềm lực của đất nước ngày càng được tăng cường, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao và khẳng định trên trường quốc tế.
Hiện nay, hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam đã và đang sống hòa thuận, đồng lòng xây dựng một nước Việt Nam “Dân giàu,nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời hằng mong muốn: “Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Hits: 175