Từ cuối tháng 3/2017, khi Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đi tù, Phán Vân Bách, Lê Văn Dũng, Vũ Mạnh Tuấn lần lượt mở các kênh CHTV số 3,4 và 5 – CHTV hoạt động theo mô hình mạng lưới không có người lãnh đạo và mô hình này vẫn được duy trì cho đến thời điểm hiện tại. Các thành viên CHTV, nhất là Lê Trọng Hùng, sẽ thường xuyên theo dõi mạng xã hội facebook, để phát hiện những người livestream có khuynh hướng và phong cách chính trị giống họ. Sau đó, họ sẽ mời những người này gia nhập CHTV. Hắn đã mời được một số người bất mãn với chế độ, bức xúc với chính quyền ở các địa phương trên cả nước điển hình như: Lê Hà (Tuyên Quang), đối tượng thường xuyên dụ dỗ, lôi kéo nhân dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang đi khiếu kiện, tập trung đông người cả Trung ương và địa phương, Bùi Thị Tám (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) thường xuyên khiếu kiện, tiến hành livestream để kêu gọi tiếng oan ức trong việc thu hồi đất của mình…
Để gia nhập CHTV, thành viên mới phải mở một trường quay tại gia theo hướng dẫn của những thành viên cũ. Mỗi thành viên CHTV tự quyết định nội dung các chương trình trên kênh của mình và tự kêu gọi khán giả “tài trợ” cho kênh. Sau khi mở các kênh và hoạt động độc lập, Trần Phương Yến đã mở trường quay số 6, Ngô Văn Dũng mở trường quay số 7. Bên cạnh đó, đã mở một số kênh trực thuộc như Tiêng dân TV (TDTV), Phụ nữ Tivi (Eva TV) và Kênh nông dân Tivi (NDTV), nhằm kêu gọi tất cả các tầng lớp trong xã hội tích cực đấu tranh, chống đối chính quyền để đòi lại cái mà chúng gọi đó là “dân chủ”, “nhân quyền”… Các thành viên CHTV sẽ thảo luận để phối hợp hành động trong một số trường hợp như phân công mảng đề tài chính cho mỗi kênh hoặc khi làm các chương trình chung. Cho đến thời điểm này, giữa các thành viên CHTV vẫn chưa nổ ra một vụ mâu thuẫn công khai nào. Có lẽ họ ít mâu thuẫn với nhau vì các kênh CHTV hoạt động độc lập về mặt tài chính, nội dung và chỉ hợp tác với nhau trong từng chương trình cụ thể. Trong khi đó, vì các chủ kênh đều hưởng lợi từ cùng một kiểu môi trường chính trị và truyền thông, họ cảm thấy nên “dĩ hòa vi quý” và hợp tác với nhau để lan tỏa môi trường này, nhằm cùng hưởng lợi.
CÁCH THỨC PHỐI HỢP VỚI CÁC THÀNH VIÊN NGOÀI CHTV
Từ khi Vũ Quang Thuận quay những đoạn video đầu tiên, một số thành viên của nhóm Bà đầm xòe đã thường xuyên giúp Thuận quảng cáo, đánh bóng tên tuổi. Phạm Thành, chủ trang bà Đầm xòe đã tham gia một số chương trình của Thuận. Đây cũng là người giới thiệu một số gương mặt để lên sóng cùng với Thuận thời gian đầu thành lập nhóm. Sau khi Vũ Quang Thuận bị bắt, Phạm Thành tiếp tục phối hợp và quan hệ tốt với các thành viên khác cảu CHTV, đồng thời tích cực kêu gọi trả tự do cho Thuận.
Một số nhóm, như “dân oan Dương Nội”, đã hợp tác với thành viên CHTV, dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang bị dụ dỗ bởi Lê Hà hoạt động trên TDTV (kênh trực thuộc của CHTV). Khi CHTV mời “dan oan” tham gia trong chương trình, CHTV giúp dân ona lên tiếng, còn dân oan giúp CHTV lên an chế độ. Vì mỗi chủ kênh CHTV tự quyên tiền từ khán giả để nuôi mình. Việt Tân hoàn toàn có thể thuê họ tiếp cận “dân oan”, quay clip về dân oan, phát triển phong trào dân oan… bằng hình thức gửi tiền khuyên góp. Ngoài ra, CHTV và Việt Tân đã công khai phối hợp với nhay trong chiến dịch “Ngưng ngay đàn áp” do Việt Tân phát động.
KHÁCH MỜI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Vào thời điểm hiện tại, khách mời trong các chương trình của CHTV chủ yếu gồm ba thành phần chính:
– Các nhóm dân khiếu kiện lâu ngày (thường gọi là “dân oan”).
– Những người công giáo chịu ảnh hưởng bởi dòng chúa cứu thế việt nam và một số lực lượng trong giáo phận Vinh. Đây là nhóm công giáo thù hận chế độ.
– Các cựu tù nhân chính trị, hoặc gia đình, bạn bè của tủ nhân đang thi hành án.
Vào thời điểm hiện tại, sau khi nhóm Mai Info đã giải tán, còn Hội Anh em dân chủ gần như suy sụp, thì CHTV là nhóm đối lập có ảnh hưởng nhất trong mặt trận “dân oan” ở miền Bắc Việt Nam. Sau thời Vũ Quang Thuận, CHTV cũng không còn khách mời thuộc diện “nhân sĩ, tri thức” nữa.
PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN CHỦ ĐẠO
Dưới thời Vũ Quang Thuận và Lê Văn Dũng, thông điệp và phương thức tuyên truyền đến khán giả là hoàn toàn khác nhau, sau đây là một vài so sánh điển hình:
I/ THỜI VŨ QUANG THUẬN
Hàng trăm clip của hắn gây dựng đều tập trung vào những vấn đề sau:
– Công kích xã hội chủ nghĩa.
– Đòi “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang, với quan điểm rằng quân đội và công an chỉ được trung thành với đất nước, không được “trung thành với Đảng Cộng sản”.
– Quy kết chính quyền Việt Nam đang “bán nước” cho Trung Quốc.
– Công kích chính quyền về nạn tham nhũng.
Mỗi video clip của Thuận nhờ có phương thức truyền thông khác nhau, được sự giúp sức trong việc mời các “nhân sĩ, trí thức” nổi tiếng làm khách mời và xây dựng hình ảnh của mình theo những kịch bản giàu tình biểu tượng, tính chế nhạo bởi Trần Hoàng Phúc tạo ra nên đã phần nào thu hút được sự chú ý. Nhưng mỗi video của hắn chỉ được vài nghìn lượt xem và khoảng 100 lượt chia sẻ bởi những người anh em, họ hàng cùng chí hướng trong “cái giếng rân chủ” mà chúng tự tạo dựng mà thôi.
II/ THỜI LÊ VĂN DŨNG (DŨNG VOVA)
Về mặt thông điệp, Lê Văn Dũng áp dụng một chính sách “treo đầu dê, bán thịt chó. Mọi clip trên kênh CHTV4 của Dũng đều giật những “tít” cực đoan, không khác gì clip của Vũ Quang Thuận. Tuy nhiên cái “tít” này và nội dung của hắn không khác gì nhau. Trong clip, khi phải phát ngôn bằng chính gương mặt của mình, Lê Văn Dũng tuyệt đối tránh công kích ý thức hệ Cộng sản, công kích thể chế và lãnh tụ Hồ Chí Minh, hay kêu gọi biểu tình, bạo động như Thuận và tập trung khai thác các biểu hiện vi phạm pháp luật của quan chức đia phương. Dũng khai thác cả scandal tầm cỡ quốc gia từ vụ Nhà máy formosa xả thải, đến những vụ khiếu nại của các nhóm “dân oan” trên khắp cả nước.
Trong các lần lên sóng, Lê Văn Dũng đều lặp đi lặp lại một quy trình phát ngôn gồm 3 bước:
Bước 1: Thuật lại một vụ việc, trong đó quan chức địa phương hoặc nhân viên thi hành công vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm các nguyên tắc nghiệp vụ.
Bước 2: Phân tích các sai phạm và chỉ ra người phải chịu trách nhiệm dựa trên kiến thức luật có phần hạn chế của Dũng.
Bước 3: Lớn tiếng đòi một lãnh đạo cấp bộ trở lên: “anh Phúc”, “chị Ngân” – truy tố hoặc kỷ luật những người chịu trách nhiệm. Mỗi lần làm xong ba bước này, Dũng thường tuyên bố rằng hắn là một nhà báo độc lập, đang phản ánh những oan sai của người dân để giúp lãnh đạo các bộ, ngành “phòng chống tham nhũng”.
Trong các thành viên của CHTV, Lê Văn Dũng là người tuân thủ triệt để nhất chiến lược truyền thông khôn khéo này. Dũng luôn nhường cho các thành viên “mạnh miệng” hơn – Lê Trọng Hùng, Phan Vân Bách, Vũ Mạnh Tuấn… phát biểu những vấn đề nhạy cảm hơn như “Việt Nam cộng hòa” hoặc về các chủ trương chung của CHTV. Ngoài ra, Dũng cũng nhường Lê Trọng Hùng giữ chức “người phát ngôn” của CHTV, nhường Phan Vân Bách thành lập kênh CHTV 3 trước mình, mặc dù Dũng tham gia nhóm sớm hơn. Vì vậy, nếu chỉ xem từng clip đơn lẻ, khán giả sẽ không nhận ra các động cơ và tính toán “chính trị” lâu dài của hắn.
Trong khi đó, khi quay mỗi clip của mình, Lê Văn Dũng đều định hướng dư luận bằng hai phương thức. Một là, phương thức đưa một lượng lớn tin không đầy đủ, không kiểm chứng, tin một chiều. Mỗi lần “lên sóng”, Dũng chỉ cung cấp một phần rất nhỏ của sự thật và là có lợi cho khuynh hướng “chính trị” của Dũng. Chẳng hạn, khi đưa tin về khiếu nại của “dân oan”, Dũng lập tức kết luận dựa trên lời của người khiếu nại, mà không hề tra cứu sâu pháp luật hoặc xác minh thông tin. Hai là, đưa tin bằng ngôn từ biểu cảm và kích động bằng hai phương thức vừa nêu, kênh CHTV của Dũng định hướng dư luận, khiến khán giả có cảm tưởng rằng xã hội Việt Nam chỉ là một chiến trường giữa người dân và giới quan chức. Các tiêu đề cực đoan làm nốt phần việc cuối, khi khiến khán giả nghĩ rằng mọi vấn đề của xã hội đều do thể chế chính trị gây ra.
Suy cho cùng thì trong hoàn cảnh nào, dù có ai lãnh đạo hay hoạt động theo phương thức nào thì “thủ đoạn” của các đối tượng này đều mang khuynh hướng đối lập với Đảng, Nhà nước; và suy cho cùng thì cũng thì vì ‘tiền” mà làm những chuyện “thất đức” như vậy!
Hits: 121